VRC: Cổ phiếu VRC của Công ty CP Bất động sản và Đầu tư VRC đứng đầu danh sách với mức tăng 36,17%. Tính theo mức giá 12.500 đồng/cp, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp đạt hơn 625 tỷ đồng. Không chỉ tăng mạnh về giá, thanh khoản cổ phiếu VRC cũng tăng vượt mức trung bình 20 phiên, cho thấy sự “nhộn nhịp” của dòng tiền. Diễn biến khởi sắc nói trên xảy ra trong bối cảnh nhân sự cấp cao của doanh nghiệp hiện có sự biến động lớn. Liên tục trong hai ngày 21, 22/11, VRC nhận đơn từ nhiệm của Chủ tịch HĐQT Phan Văn Tướng và Thành viên HĐQT Trần Tuấn Anh. Đáng nói, trước khi nộp đơn từ nhiệm, trong nửa cuối tháng 10, ông Phan Văn Tướng đã đăng ký bán thỏa thuận toàn bộ hơn 7,3 triệu cổ phiếu VRC, tương ứng 14,65% vốn doanh nghiệp.
NO1: Cổ phiếu NO1 của Công ty CP Tập đoàn 911 với đà tăng 22,58%. Tính theo mức giá 13.300 đồng, vốn hóa của Tập đoàn này đạt gần 320 tỷ đồng. Với diễn biến tích cực, cổ phiếu NO1 đã xác lập đỉnh mới kể tử khi niêm yết vào năm 2022. Nhịp tăng của cổ phiếu NO1 diễn ra ngay sau khi bà Nguyễn Thị Hải - vợ ông Lưu Đình Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xuống tiền gom cổ phiếu. Cụ thể, bà Hải đã mua vào hơn 763.000 cổ phiếu NO1 từ ngày 15/10 đến 13/11 theo phương thức khớp lệnh, nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 7,28%. 911 mới đây đã công bố kế hoạch kinh doanh mới, tập trung chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện. Doanh nghiệp dự kiến trình cổ đông thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán xe ô tô và dịch vụ cho thuê pin với Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast, giá trị hợp đồng dự kiến 500 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong quý II/2025.
MCP: Tăng mạnh thứ 3 trên HOSE tần qua là MCP của Công ty CP In và Bao bì Mỹ Châu với đà tăng 15,79%, thị giá đạt 33.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa hơn 497 tỷ đồng, tuy nhiên thanh khoản tuần qua ở mức rất thấp. In và Bao bì Mỹ Châu sắp chi trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:10 (100 cổ phiếu nhận 10 cổ phiếu mới) và thưởng cổ phiếu với tỷ lệ tương tự. Ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng lần lượt là 29/11/2024 và 2/12/2024. Doanh nghiệp có bề dày trong lĩnh vực in và sản xuất bao bì bằng kim loại, được thành lập từ năm 1959, tiền thân là nhà máy đồ hộp Mỹ Châu. Sau năm 1975 đổi tên thành nhà máy thực phẩm xuất khẩu Mỹ Châu trực thuộc Tổng công ty Rau quả Việt Nam năm 1999, được chuyển thành Công ty In và bao bì Mỹ Châu. Tháng 12/2006, MCP bắt đầu niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán MCP.
DHT: Sàn HNX tuần qua chứng kiến cổ phiếu DHT của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây là một trong những mã nổi bật nhất khi thiết lập được đỉnh giá mới . Tính theo mức giá 82.000 đồng/cp, vốn hóa của công ty dược này đã đạt hơn 6.700 tỷ đồng. Tại Dược Hà Tây, ASKA Pharmaceutical là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 28,8 triệu cổ phiếu DHT, tương ứng tỉ lệ 35%. Trong động thái mới nhất, cổ đông lớn đến từ Nhật Bản đã ra thông báo mua thêm 500.000 cổ phiếu từ ngày 20/11 đến ngày 26/11. Nếu thành công, ASKA Pharmaceutical sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty lên 35,6%, tương ứng 29,3 triệu cổ phiếu. Về KQKD, lũy kế 9 tháng 2024, doanh thu của Dược phẩm Hà Tây tăng nhẹ từ 1.525 tỷ lên 1.544 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt gần 55 tỷ, giảm 24% so với cùng kỳ (72 tỷ), chủ yếu do các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đồng loạt tăng.
L35: UPCoM tuần qua nếu để lựa chọn ra cái tên nổi bật nhất, đó có lẽ là cổ phiếu L35. Với 4/5 phiên tím trần, mã này đã tạo ra đà tăng lên tới 80%, vượt xa phần còn lại. Về L35, đây là mã cổ phiếu của Công ty CP Cơ khí Lắp máy Lilama, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước mang tên Công ty Cơ khí lắp máy, thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Tháng 7/2007, Cơ khí Lắp máy Lilama trở thành công ty đại chúng và đến tháng 3/2010 thì chính thức niêm yết trên HNX với mã chứng khoán L35. Tuy nhiên, đến ngày 19/5/2024, cổ phiếu L35 đã bị HNX huỷ niêm yết do thua lỗ trong 3 năm liên tục.
RDP: Chiều giảm điểm, cổ phiếu RDP tiếp tục trải qua một tuần đáng quên khi mất điểm đủ 5 phiên liên tiếp, trong đó có tới 2 phiên giảm sàn, tương ứng mức giảm 22,78% cả tuần. Cổ phiêu RDP bị bán tháo trong bối cảnh Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) ban hành Quyết định số 588/QĐ-SGDHCM, chuyển cổ phiếu RDP của Công ty CP Rạng Đông Holding từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch kể từ ngày 24/10/2024. Trước đó, ngày 13/11, Rạng Đông Holding đã giải trình lý do chậm nộp BCTC quý III/2024. Nguyên nhân được đưa ra là tình trạng thiếu hụt nhân sự, đặc biệt trong bộ phận kế toán khi nhiều nhân viên nghỉ việc, dẫn đến việc không thể hoàn thành báo cáo đúng hạn.
CTF: Theo sau RDP về mức độ giảm điểm còn có CTF của Công ty CP City Auto khi mất tới 15,85% thị giá, còn 23.100 đồng/cổ phiếu. City Auto là nhà phân phối xe Ford và Hyundai do ông Trần Ngọc Dân làm Chủ tịch HĐQT. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng khi sức mua xe giảm sút, các hãng thi nhau giảm giá bán làm lợi nhuận co hẹp. Năm 2023, CTF báo cáo doanh thu tăng 12,6% lên 7.100 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 62% xuống 44 tỷ đồng. Diễn biến tương tự trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu tiếp tục tăng 10% lên 5.400 tỷ đồng. Song, biên lợi nhuận gộp giảm tiếp từ 5,5% xuống 5,4% và chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng mạnh khiến CTF bị lỗ hoạt động kinh doanh chính. Nhờ khoản lợi nhuận khác 18,3 tỷ đồng và CTF có lãi sau thuế 12 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước.
PSH: Tuần qua tiếp tục là một tuần ảm đạm của PSH khi cổ phiếu này mất hơn 10%, thị giá giảm về còn 3.450 đồng/cổ phiếu. Được biết, cổ phiếu PSH vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) đưa vào diện hạn chế giao dịch. Theo quy định của HoSE, từ ngày 23/10/2024, cổ phiếu PSH chỉ được phép giao dịch trong phiên chiều mỗi ngày thông qua phương thức khớp lệnh tập trung và giao dịch thỏa thuận. Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu Nam Sông Hậu đạt 618,7 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế âm 556,3 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lãi 277,5 tỷ đồng).
GKM: Sàn HNX tuần qua, cổ phiếu GKM có thể coi là một trong những mã giảm điểm đáng chú ý nhất khi mất tới gần 15% thị giá, còn 5.900 đồng/cổ phiếu. Liên quan tới GKM, UBCKNN vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 23 cá nhân cho mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán dẫn đến hành vi vi phạm thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu GKM. Trong khoảng thời gian cổ phiếu GKM bị thao túng đã tăng giá mạnh từ vùng 7.200 đồng/cp lên trên 40.000 đồng/cp. Đây cũng giai đoạn mà giao dịch nội bộ công ty sôi động, Chủ tịch HĐQT Đặng Việt Lê, cựu Thành viên HĐQT Nguyễn Việt Hà và người thân thi nhau bán cổ phiếu.
Giao dịch khối ngoại tuần qua (18- 22/11): Giữ đà bán ròng, tâm điểm cổ phiếu bluechip Tuần giao dịch 18-22/11, khối ngoại bán ròng mạnh mẽ với giá trị hơn 5.428 tỷ đồng trên toàn thị trường, tăng 39,15% so với ... |
Nhận định chứng khoán tuần tới (25-29/11): Thanh khoản đáng lo ngại, chú ý ngưỡng 1.230 điểm Thị trường chứng khoán vừa trải qua tuần tương đối nhiều cảm xúc, kết thúc bằng mức tăng gần 10% so với tuần trước đó. ... |
Tiền ngoại đổ bộ cổ phiếu nhà Hà Đô (HDG) nhờ triển vọng kinh doanh sáng Cổ phiếu HDG nhà Hà Đô được khuyến nghị mua với giá mục tiêu 31.000 đồng/cp, nhờ triển vọng tích cực từ dự án Hado ... |
Nguyên Nam