Cổ phiếu giao dịch quanh vùng đỉnh, lãnh đạo TNG liên tục 'ngỏ ý" bán

12/03/2024 - 19:43
(Bankviet.com) Trên thị trường, cổ phiếu TNG đang giao dịch trong vùng 22.000 đồng/cp, tương ứng quanh vùng đỉnh của mã chứng khoán này.

Mới đây, ngày 11/3, Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) có thông báo liên quan đến giao dịch bán cổ phiếu của lãnh đạo doanh nghiệp này.

Chi tiết, ông Nguyễn Mạnh Linh, Ủy viên HĐQT Dệt may TNG đã đăng ký bán 1,18 triệu cổ phiếu TNG trong tổng số 1,51 triệu cổ phiếu đang sở hữu, tương ứng tỷ lệ 1,34%, với mục đích phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến sẽ diễn ra từ 13/3 đến ngày 10/4/2024 theo cả 2 phương thức là thoả thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch diễn ra thuận lợi, ông Linh sẽ chỉ còn nắm giữ hơn 337.000 cổ phiếu TNG.

Cổ phiếu giao dịch quanh vùng đỉnh, lãnh đạo TNG liên tục 'ngỏ ý
Diễn biến cổ phiếu TNG trên thị trường chứng khoán.

Trước đó, vào khoảng cuối tháng 2/2024, vị lãnh đạo này cũng đã đăng ký bán ra 1,63 triệu cổ phiếu TNG. Tuy nhiên hết thời hạn giao dịch, lãnh đạo TNG chỉ bán được khoảng 30% số cổ phiếu đã đăng ký, tương ứng với 449.300 cổ phiếu được bán ra, nguyên nhân được đưa ra do giá cổ phiếu chưa đạt được kỳ vọng.

Diễn biến song song, bà Nguyễn Thị Miện, em ruột ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT Dệt may TNG cũng đăng ký bán 52.000 cổ phiếu trong tổng số 252.131 cổ phiếu đang nắm giữ với mục đích giải quyết tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 1/3 đến ngày 26/3, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch ngày 11/3, cổ phiếu TNGTrên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TNG đang giao dịch trong vùng 22.000 đồng/cp, tăng 0,46% so với phiên trước đó. Tạm tính theo mức giá quanh vùng đỉnh, ông Mạnh Linh sẽ thu về khoảng hơn 25 tỷ đồng còn bà Miện sẽ thu về hơn 1,45 tỷ đồng từ việc giao dịch cổ phiếu TNG.

Cổ phiếu giao dịch quanh vùng đỉnh, lãnh đạo TNG liên tục 'ngỏ ý" bán
Ảnh minh họa

Mới đây, Thương mại TNG vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 2/2023, với doanh thu đạt 347 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ, chủ yếu do kỳ nghỉ Tết năm nay rơi vào tháng 2 (doanh thu giảm đã được dự phóng trước). Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, doanh thu tăng trưởng gần 13% lên 871 tỷ đồng.

Dệt may TNG gặt hái được kết quả khả quan trong bối cảnh xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trở lại đà tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2024, trái ngược với tình cảnh ảm đạm của năm trước.

Theo thông tin thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 2 (01-15/02/2024), xuất khẩu dệt may thu về 960 triệu USD. Kết quả này đưa kim ngạch từ đầu năm đến 15/02 đạt gần 4,1 tỷ USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ (tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 630 triệu USD).

Kết thúc tháng 1, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng dệt may sang các khu vực thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương. Chi tiết, Hoa Kỳ vẫn là thị trường quan trọng nhất, đạt 1,32 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đạt 387 triệu USD, tăng 55,2%; Hàn Quốc đạt 285 triệu USD, tăng 17%...

Điểm sáng trong bức tranh kinh doanh là doanh nghiệp dệt may này đã ký được các đơn hàng may xuất khẩu đến hết nửa đầu 2024 nhờ nhiều đối tác lớn đã bán hết hàng tồn kho và hãng thời trang thể thao Decathlon đang tăng cường đặt hàng nhằm phục vụ Olympic diễn ra trong tháng 6/2024 tại Pháp.

Do đó, trong năm 2024, TNG lên kế hoạch nâng tổng công suất thêm 15% với việc triển khai thêm 45 chuyền may và tuyển thêm 3.000 công nhân, bắt đầu từ tháng 3/2024. Song song, Công ty sẽ dịch chuyển 2 nhà máy may Việt Đức và Việt Thái vào trong Khu Công nghiệp Sơn Cẩm nhằm tăng tính liên kết với các nhà máy phụ trợ, qua đó cải thiện hiệu suất tổng thể.

Năm 2024, TNG kỳ vọng ghi nhận nguồn đơn tăng thêm từ những đối tác mới. Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức 13% so với năm trước.

Ngày 21/04 tới, TNG dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024, tại Chi nhánh may Việt Thái – Cụm Công nghiệp Sơn Cẩm 1, xã Sơn Cẩm, TP Thái Nguyên, theo danh sách chốt cổ đông ngày 21/03/2024.

Bên cạnh đó, nhóm phân tích tới từ CTCK BIDV (BSC) cho biết, TNG đang hướng đến lộ trình 100% không phát thải cacbon và tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo. Doanh nghiệp này lên kế hoạch xây dựng lắp đặt hệ thống điện mặt trời gác mái và hệ thống BioMass với ước tính giá trị đầu tư khoảng 800 tỷ đồng.

Nguồn vốn dành cho dự án trên sẽ đến từ các nguồn tín dụng xanh với lãi suất thấp, do vậy, Chứng khoán BIDV đánh giá nhìn chung khoản vay thực hiện dự án sẽ không gây tác động kém khả quan lên kết quả kinh doanh trong năm 2024.

Nguồn tín dụng 800 tỷ đồng sẽ chiếm tỷ trọng khá lớn trong quy mô hoạt động của TNG. Doanh nghiệp dệt may này có tổng tài sản khoảng 5.250 tỷ đồng, phần lớn nằm ở tài sản cố định gần 2.200 tỷ đồng. Như vậy, dự án phát triển bền vững (ESG) trên tương đương hơn 1/3 tài sản cố định hiện tại của doanh nghiệp.

Đặt trên bàn cân với kết quả kinh doanh, số vốn đầu tư này cao hơn tổng lợi nhuận của 3 năm gần nhất (2021-2023). Tại thời điểm cuối năm ngoái, TNG đang có vay nợ tài chính tổng cộng hơn 2.640 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn.

Danh mục nắm giữ "cổ phiếu vua", Pyn Elite Fund báo lãi 12,4% trong 2 tháng đầu năm

Nhờ sở hữu loạt cổ phiếu ngân hàng, quỹ ngoại Pyn Elite Fund báo lãi hơn 12% chỉ trong 2 tháng đầu năm.

Mạnh tay "bơm" 800 tỷ phát triển bền vững (ESG), TNG hướng tới "con đường xanh"

Tiêu chuẩn ESG là viết tắt của Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp. Đây là bộ ...

Nhờ Decathlon mạnh tay đặt hàng, Dệt may TNG thu về gần 900 tỷ sau 2 tháng đàu năm

Điểm sáng trong bức tranh kinh doanh là doanh nghiệp dệt may này đã ký được các đơn hàng may xuất khẩu đến hết nửa ...

Đức Huy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán