NHNN duy trì xu hướng rút ròng: "Đi trước, đón đầu" quyết định của Fed? |
Phiên hôm nay thị trường nỗ lực phục hồi sau 5 phiên giảm điểm liên tiếp nhưng chỉ ở mức độ rất hạn chế. Kết thúc phiên VN-Index tăng nhẹ 3,43 điểm (+0,34%) và đóng cửa ở 1024.68 điểm với khối lượng dao dịch tiếp tục giảm thấp dưới trung bình 20 phiên. Với điểm số như vậy VN-Index vẫn chưa thực sự gãy hẳn kênh hồi phục ngắn hạn nhưng đã gần như quay trở lại kênh downtrend trung hạn.
Tất nhiên, với mức vi phạm chưa thực sự dứt khoát nên chưa thể xác nhận ngay VN-Index sẽ trở lại xu hướng downtrend bởi thị trường vẫn có thể hổi phục sau một đợt rũ mạnh. Tuy nhiên với trạng thái hiện tại rõ ràng thị trường đang trở nên xấu đi, xu hướng hồi phục đang yếu dần và biên độ của vùng dao động cũng rộng hợn.
Xét về xu hướng ngắn hạn thị trường đang trong khu vực rủi ro cao và có nguy cơ thoát khỏi kênh hồi phục để trở lại xu hướng downtrend trung hạn, các cơ hội đầu tư ngắn hạn sẽ không đáng tin cậy trong giai đoạn này nếu như VN-Index không tiếp tục hồi phục trong các phiên tới.
Cổ phiếu ngân hàng giao dịch không mấy tích cực khi toàn ngành phân hoá trong biên độ hẹp. |
Phiên cuối tháng 2, nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với 12/27 mã tăng giá, 7 mã đứng giá tham chiếu và còn lại 8 mã giảm giá.
Ba cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất hôm nay đều giao dịch trên UPCoM là VBB (11,8%), KLB (2,9%), NAB (2,1%). Trong đó, VBB được kéo mạnh trong 1 tiếng đồng hồ cuối phiên, bật mạnh từ mức -8% lên +11,8%, tức biến động tới 20% chỉ trong hôm nay.
Các mã tăng mạnh tiếp theo là LPB (1,1%), HDB (0,9%), VCB (0,8%), SSB (0,8%),…Trong đó, HDB có phiên hồi phục trở lại sau 4 phiên liên tiếp chìm trong sắc đỏ dưới diễn biến tiêu cực của thị trường. Cổ phiếu này duy trì được sắc xanh xuyên suốt từ đầu phiên đến cuối phiên 28/2, có thời điểm ghi nhận mức tăng 3,2%. HDB cũng được khối ngoại mua ròng hôm nay, hơn 662.000 cổ phiếu với giá trị 11,3 tỷ đồng.
Một cổ phiếu khác cũng duy trì sắc xanh suốt phiên là TPB, đóng cửa ở mức 23.300 đồng/cp (+0,2%). TPB cũng được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khối lượng 502.600 đơn vị, giá trị 11,7 tỷ đồng, là mã ngân hàng có giá trị mua ròng mạnh nhất hôm nay.
Cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường VCB với mức tăng 0,8% là mã có tác động tích cực nhất tới chỉ số chung của thị trường.
Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng giao dịch trong thế giằng co, đóng cửa ở giá tham chiếu như MBB, VIB, ABB, VAB, SHB, PGB, SGB.
Tại chiều giảm, cổ phiếu TCB giảm 1,9% xuống 26.500 đồng/cp, tuy nhiên khối lượng bán rất thấp. Một số mã vốn hoá lớn khác giảm nhẹ như OCB (-0,6%), CTG (-0,5%) và BID (-0,3%).
Trong khi đó, cổ phiếu NVB trên sàn HNX giảm kịch sàn xuống còn 15.800 đồng/cp. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch của mã này tăng 8 lần lên 244.200 đồng/cp, mức cao nhất trong 4 tháng qua.
Về dòng tiền, khối ngoại bất ngờ mua ròng trở lại cổ phiếu ngân hàng sau một tuần bán mạnh. Tổng quy mô mua ròng của khối này đạt gần 80 tỷ đồng, tâm điểm là một số mã MBB (40 tỷ đồng), TPB (12 tỷ đồng),…
Biến động cổ phiếu ngân hàng phiên 28/2 |
VPBank chốt lịch tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2023 Đại hội cổ đông thường niên 2023 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) dự kiến được tổ chức vào ngày 18/4/2023 tại ... |
Ngân hàng “nóng lòng” xử lý dứt điểm nợ xấu Các ngân hàng đang liên tục đăng thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo của cá nhân, doanh nghiệp để xử lý dứt ... |
Nam A Bank (NAB) thoái vốn AMC, chuyển từ UPCoM lên sàn HoSE/HNX trong năm 2023 Năm 2023, Nam A Bank sẽ triển khai phương án thoái vốn Công ty AMC. Đồng thời ngân hàng tăng vốn thông qua phát hành ... |
Hồng Giang