Lãnh đạo NHNN: Vốn tín dụng không thiếu, room 3,5-4% trong 3 tuần cuối năm rất lớn | |
Ngân hàng thay đổi lãi suất sẽ phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước |
Phiên giao dịch hôm nay (14/12), sau khi tăng mạnh lúc mở cửa phiên lên sát ngưỡng 1.060 điểm nhờ đà quán tính của phiên chiều qua khi nhận các thông tin hỗ trợ tích cực, lực cầu chốt lời ngắn hạn đã gia tăng, nhất là ở nhiều mã trong nhóm VN30 đã đẩy VN-Index quay đầu lùi về gần tham chiếu khi đóng cửa phiên.
Bước sang phiên chiều, áp lực bán gia tăng kéo thêm nhiều mã giảm, trong khi số mã tăng vơi đi so với phiên sáng, trong khi một số mã lớn nới đà giảm, gây áp lực lên VN-Index.
Tuy nhiên, thị trường vẫn còn đó những đối trọng tốt như VCB, EIB, STB,…, giúp chỉ số không bị đẩy xuống sâu mà giằng co nhẹ quanh tham chiếu, chốt phiên có được sắc xanh nhạt, gần như bằng với phiên sáng.
Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường, thanh khoản đi ngang |
Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là nhóm ngành dẫn dắt thị trường và đóng góp nhiều điểm số nhất cho VN-Index.
Ở chiều tăng giá, cổ phiếu EIB tiếp tục gây chú ý khi gần chạm giá trần tại 27.200 đồng/cp cùng khối lượng đạt 7,7 triệu đơn vị, gấp đôi mức trung bình. Tính 5 phiên trở lại đây, thị giá của mã này đã tăng tới 35%.
Bên cạnh đó, cổ phiếu STB cũng nới rộng biên độ lên 3,1% và đóng cửa tại 23.250 đồng/cp. Đây là một trong những mã có đà tăng mạnh nhất trong nhịp hồi phục lần này. Một phần nguyên nhân đến từ câu chuyện Sacombank dự kiến bán đấu giá 32,5% vốn tạu VAMC cho cổ đông nước ngoài.
Danh mục tăng giá còn ghi nhận một số bluechip như MSB (1,6%), MBB (0,8%), VCB (0,8%), ACB (0,4%) và BID (0,3%). Mặc dù tỷ lệ tăng không lớn, những cổ phiếu này đã đóng góp không nhỏ vào việc giữ nhịp thị trường phiên hôm nay.
Ở chiều giảm giá, các mã niêm yết trên sàn HOSE chiếm trọn danh sách giảm giá toàn ngành như OCB (-1,9%), LPB (-1,5%), SHB (-1,4%), CTG (-0,9%), TPB (-0,9%), VIB (-0,7%) và VPB (-0,3%).
Về thanh khoản, giá trị giao dịch nhóm ngân hàng vẫn chưa có sự cải thiện, duy trì quanh mức 2.400 tỷ đồng. Trong khi đó, kênh thoả thuận ghi nhận một số giao dịch lớn như TPB (212 tỷ đồng), TCB (139 tỷ đồng), VPB (107 tỷ đồng)...
Đối với giao dịch khối ngoại, sau thời gian mua ròng mạnh, khối ngoại giảm quy mô xuống còn chưa đến 30 tỷ đồng. Cổ phiếu STB tiếp tục là tâm điểm với giá trị 50 tỷ đồng, trong khi SHB là mã bị nhà đầu tư nước ngoài xả nhiều.
Hoàng Hà