Cổ phiếu ngân hàng lấy lại đà tăng, VN-Index trở lại mốc 1.262 điểm

09/04/2024 - 22:42
(Bankviet.com) Đóng cửa phiên giao dịch chiều thứ Ba, thị trường chứng khoán ghi nhận đà tăng tích cực với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đáng chú ý, LPB là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm khi đóng cửa trong trạng thái trần cứng.

Trong phiên giao dịch chiều ngày 9/4/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tín hiệu tiêu cực với sắc đỏ bao trùm. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức tăng 1%, qua đó quay lại mốc 1.262 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số trên 17,4 nghìn tỷ đồng, tương ứng hơn 717 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Tại nhóm VN30, MWG, BID, VRE là các cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm. Đáng chú ý, MWG tiếp tục bứt phá với mức tăng hơn 5%. Chiều ngược lại, VCB giảm gần 0,6% với thanh khoản không quá cao.

Cổ phiếu ngân hàng lấy lại đà tăng, VN-Index trở lại mốc 1.262 điểm
Diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch hôm nay.

Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc xanh đã lấy lại vị thế. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... bắt đầu hồi phục với thanh khoản tương đối. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... đồng loạt giảm điểm với biến động tương đối lớn.

Diễn biến cùng chiều, nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần giữ nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức mức tăng quanh 2%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng. Mặc dù dính án hủy niêm yết tuy nhiên cổ phiếu POM vẫn tăng trần với khối lương tương đối cao.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu tăng dần so với phiên sáng, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. So với phiên sáng, số lượng mã xanh tiếp tục tăng dần. Các cổ phiếu VND, SSI, FTS, BSI, HCM,... đồng loạt tăng điểm với biên độ từ 2% - 4%.

Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Cùng chiều với BID các mã cùng ngành như HDB, STB, TCB,..đồng loạt tăng điểm với thanh khoản lớn. Ngoài ra, LPB là cổ phiếu mạnh nhất ngành khi đóng cửa trong sắc tím cùng thanh khoản kỷ lục.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.

Ngoài ra, lực bán bất ngờ suy giảm đáng kể tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 9/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% - 3%. Cá biệt, trong phiên hôm nay, QCG là mã tích cực nhất nhóm khi "trần cứng" trong phiên giao dịch chiều nay.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 9/4, số lượng mã xanh đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 240 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX tiếp tục được duy trì mức cao, tương đương 85 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.600 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, DVM tiếp tục là mã mạnh nhất nhóm khi đóng cửa trong sắc tím. Ngược lại, TDN giảm khoảng 1,2% với thanh khoản dưới mức trung bình.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Cổ phiếu BSR không biến động quá nhiều khi đóng cửa tại mốc 19.900 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 7,9 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp trên 930 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.200 đồng.

Tổng quan, trong phiên giao dịch thứ Ba thị trường chứng khoán đã bắt đầu nhịp hồi phục rõ ràng với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tại nhóm bán lẻ, với động lực đến từ việc bán vốn, MWG là cổ phiếu dẫn dắt khi tăng trên 5%. Tại nhóm ngân hàng, LPBank bất ngờ tỏa sáng khi tăng trần với thanh khoản trên 9 triệu đơn vị.

Đánh giá về nhóm cổ phiếu ngân hàng, VPBankS cho rằng các cổ phiếu hiện đang được giao dịch ở mức khá hấp dẫn. Về mặt định giá, VPBankS nhận định cả P/E và P/B ngành đều chưa chạm tới mức trung bình từ 2013 nên ngành vẫn đang giao dịch ở mức khá hấp dẫn. Trong ngắn hạn sẽ có những biến động, rung lắc nhất định, tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận và theo đó là vốn chủ sở hữu phục hồi dần trong quý cuối năm và tăng trưởng 2024 mạnh hơn trên nền thấp của 2023 thì định giá 2024 sẽ quay lại mức hấp dẫn từ 8,6 đến 9,4 lần P/E (so với P/E trung bình 12 lần) và 1,3-1,6 lần P/B (so với P/B trung bình 1,8 lần)

Về triển vọng ngành ngân hàng, VPBankS đánh giá là trung lập, với dự báo khó khăn còn tiếp diễn ở nửa đầu năm và hy vọng tia sáng vào nửa cuối năm. Kỳ vọng các ngân hàng cải thiện về NIM do mặt bằng lãi suất thấp làm giảm chi phí vốn và có động lực cho vay từ FDI (do việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ và Nhật Bản), xuất nhập khẩu (kỳ vọng nhu cầu nhập khẩu của thế giới phục hồi), và nhu cầu vay trong nước phục hồi (chính sách giảm thuế VAT và các chính sách hỗ trợ thị trường khác).

Chứng khoán Rồng Việt: Lợi nhuận sau thuế quý I tăng trưởng 97%

Chứng khoán Rồng Việt thông qua kế hoạch doanh thu tăng 18,3% lên 983 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 13% xuống 288 tỷ ...

MWG bán 5% cổ phần công ty quản lý Bách Hóa Xanh, cổ phiếu lập tức bứt phá

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động là điểm sáng khi bứt phá ...

Thanh khoản sụt giảm, thị trường chứng khoán lấy lại sắc xanh

Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán ghi nhận mức thanh khoản thấp, tương ứng 6,9 nghìn tỷ đồng.

Minh Hiếu

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán