Trong ngày 9/5, thị trường diễn biến tương đối tích cực vào đầu phiên khi VN-Index có thời điểm tăng gần 6 điểm, tuy nhiên áp lực bán dần gia tăng khiến chỉ số liên tục giằng co và đóng cửa giảm nhẹ 2 điểm so với mốc tham chiếu.
Thanh khoản giao dịch trên 3 sàn đạt xấp xỉ 22.600 tỷ đồng, giảm 15% so với phiên liền trước. Trong khi đó, khối ngoại trở lại bán ròng với giá trị gần 1.700 tỷ đồng trên sàn HOSE, chủ yếu tập trung vào các mã VHM, DGC, VHC. Tâm điểm thu hút dòng tiền trong phiên có thể kể đến như nhóm thủy sản, ngân hàng, dệt may. Với diễn biến hiện tại, một số cổ phiếu như QTP, TNG, DGC được các công ty chứng khoán nhận định đang ở vùng giá tiềm năng để nắm giữ.
Các chỉ số chính trên thị trường kết phiên 9/5 |
Trong năm 2023, Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) đã sản xuất tổng cộng 7,82 tỷ kWh điện, trong đó tổng doanh số bán ra cho EVN là 7,1 tỷ kWh, chiếm 91% tổng sản lượng điện sản xuất. Nhờ vậy, QTP ghi nhận doanh thu bán hàng đạt 12.058 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm trước. Kết quả tích cực này đến từ 1) giá bán trung bình tăng 4,7% so với năm trước và 2) sản lượng bán điện tăng 10% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đã giảm 20% so với năm trước, đạt 612 tỷ đồng, do chi phí nguyên vật liệu tăng 12,2% và chi phí bảo dưỡng và chi phí khác tăng 12,4%, được bù đắp bởi chi phí khấu hao giảm 16,9%.
Thu nhập tài chính giảm xuống còn 23 tỷ đồng, giảm 32% so với năm trước, nhưng được bù đắp bởi chi phí lãi vay có sự giảm mạnh 64% so với năm trước, ghi nhận tổng cộng 57 tỷ đồng trong năm 2023.
Liên quan đến bảng cân đối kế toán, lượng tiền từ hoạt động kinh doanh mạnh giúp QTP giảm nợ vay, từ 1.092 tỷ đồng (năm 2022) xuống còn 316 tỷ đồng (năm 2023) và duy trì việc trả cổ tức cho cổ đông. Ngoài ra, QTP đã hoàn toàn trả khoản nợ ngoại tệ 763 triệu USD, do đó, công ty sẽ không còn phải đối mặt với áp lực từ rủi ro biến động tỷ giá. Việc giảm nợ đã dẫn đến giảm chi phí lãi vay, và cho phép QTP tăng tổng cổ tức phân phối lên 1.011 tỷ đồng, tương đương 2.250 đồng mỗi cổ phiếu trong 2023.
Trong quý 1 vừa qua, lợi nhuận gộp của QTP đạt 284 tỷ đồng, tăng đáng kể 59,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp cao hơn được ghi nhận nhờ 1) kiểm soát chi phí, và 2) sản lượng điện bán ra tăng 8,4% so với quý 1/2023. Chi phí tài chính trong quý 1 giảm 10,7 tỷ đồng so với cùng kỳ, chủ yếu do Công ty đang giảm dần nợ trả lãi, dẫn đến chi phí lãi vay thấp hơn. Theo đó, lợi nhuận sau thuế (NPAT) tăng 57,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 226 tỷ đồng. Đến quý 1/2024, tổng nợ vay của QTP là 297 tỷ đồng (-72% svck năm trước).
Theo dự phóng từ Mirae Asset, tổng sản lượng điện và sản lượng bán điện cho EVN trong năm 2024 của QTP sẽ tăng nhẹ so với năm 2023. Cùng với đó, kỳ vọng áp lực từ giá than sẽ giảm trong những năm tới, dự kiến giá than sẽ giảm 1% so với năm trước. Kết quả là doanh thu bán hàng sẽ giảm nhẹ và ghi nhận ở mức 11.955 tỷ đồng (giảm 0,9% so với năm trước). Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 638 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm trước.
Theo Quy hoạch điện VIII, tỷ lệ tăng trưởng dự kiếnvề nhu cầu năng lượng của khu vực Bắc Bộ là 11% trong giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, khu vực Bắc Bộ có thể đối mặt với nguy cơ thiếu điện từ năm 2024 trở đi do tác động của hiện tượng El Nino, tình trạng khô hạn nghiệm trọng, thiếu nguồn điện mới cũng như nhu cầu năng lượng tăng cao trong khu vực kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) và các khu công nghiệp công nghệ cao tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Hà Nam.
Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) nằm ở tại tỉnh Quảng Ninh, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cung cấp điện cho khu vực Bắc Bộ. Tỉnh này cũng là khu vực có trữ lượng than lớn nhất trong cả nước.
Trong giai đoạn 2018–2023, nợ vay của QTP giảm mạnh, từ 7.533 tỷ đồng (2018) xuống còn 316 tỷ đồng (2023) và kỳ vọng Công ty hoàn toàn trả hết nợ dài hạn vào năm 2024. Ngoài ra, Mirae Asset kỳ vọng QTP sẽ duy trì việc thanh toán cổ tức cao từ năm 2024 trở đi, nhờ việc hoàn trả toàn bộ nợ và chi phí khấu hao giảm dần qua các năm.
Với những luận điểm nêu trên và với việc sử dụng phương pháp DCF và P/B để định giá, Mirae Asset khuyến nghị Tăng tỷ trọng cho cổ phiếu QTP với giá mục tiêu 17.749 đồng/cp (lợi nhuận kỳ vọng: +10,9%).
Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) là một trong những công ty may mặc phát triển nhanh nhất Việt Nam, có cơ cấu tài chính táo bạo và là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu Việt Nam. Công ty có danh mục khách hàng đa dạng bao gồm nhiều thị trường xuất khẩu dệt may trọng điểm của Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chính của TNG là sản xuất hàng may mặc CMT, công ty sở hữu hơn 300 dây chuyền sản xuất tại 18 chi nhánh và có trụ sở tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.
Trong quý 1/2024, doanh thu của TNG tiếp tục tăng trưởng lên mức 1.353,7 tỷ đồng (+1,4% CK). Biên lợi nhuận gộp tăng lên 15% (quý 1/2023: 14,4%) và lợi nhuận gộp đạt 203,1 tỷ đồng (+5,7% CK). Sự sụt giảm thu nhập tài chính được bù đắp bằng chi phí lãi vay thấp hơn trong bối cảnh lãi suất thấp. Tuy nhiên, chi phí quản lý và bán hàng tăng 10% CK lên 104,1 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận hoạt động giảm xuống còn 52,8 tỷ đồng (-5,7% CK). Theo đó, LNST quý1 của TNG đạt 41,8 tỷ đồng (-4,1% CK).
Theo Ngân hàng Thế giới, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2024 là +1,6%. Với danh mục khách hàng tập trung hơn vào thị trường Mỹ, Mirae Asset cho rằng TNG sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự phục hồi niềm tin tiêu dùng ở thị trường này. Trong kịch bản cơ sở năm 2024, dự phóng lực lượng lao động của TNG sẽ duy trì ở mức khoảng 18.500 công nhân (6T 2023: 18.493), với doanh thu/nhân viên dự phóng ở mức 400 triệu đồng/năm (2023: khoảng 390 triệu đồng). Dự báo doanh thu năm 2024 của TNG ở mức 7.400 tỷ đồng (+4,3% CK), lợi nhuận hoạt động và LNST của TNG lần lượt là 376 tỷ đồng (+25,2% CK) và 308,3 tỷ đồng (+36,6% CK).
Mirae Asset sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của công ty (FCFF) để xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu TNG, với tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 14% và giả định tăng trưởng dài hạn là 0% sau năm 2034. Theo đó, Mirae Asset duy trì giá mục tiêu của cổ phiếu TNG ở mức 24.900 đồng/cp.
Mặc dù vậy, TNG cũng đối mặt với rủi ro như: Đòn bẩy nợ được sử dụng quá mức, cạnh tranh về lương, sự phụ thuộc đầu vào vào các nhà cung cấp chính từ Trung Quốc và biến động tỷ giá VNĐ/USD là những rủi ro chính đối với khuyến nghị và định giá của Mirae Asset.
Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) là đơn vị dẫn đầu trong mảng photpho. Được biết, phốt pho là một nguyên liệu quan trọng cung cấp cho các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao như chất bán dẫn và pin. Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu phốt-pho số 1 trên thế giới (năm 2022).
DGC là một trong số ít các doanh nghiệp trên thế giới có thể sản xuất các sản phẩm từ phốt-pho, như phốt-pho vàng (P4), sản phẩm axit photphoric, cũng như phân bón tổng hợp, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. DGC gần như đang đại diện cho toàn ngành phốt pho Viêt Nam với công suất sản xuất P4 lên đến 80.000 tấn sản phẩm/năm vào cuối năm 2023, đồng thời cũng là doanh nghiệm chiếm khoảng 1/3 giá trị xuất khẩu P4 của thế giới vào năm 2022.
DGC được xem là doanh nghiệp phù hợp để thực hiện các dự án trọng điểm Quốc gia trong tương lai: Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đánh giá DGC sẽ là nhà đầu tư có năng lực, phù hợp cho Dự án Bauxite Tây Nguyên, hoặc các dự án sản xuất Pin Lithium cho xe điện trong thời gian tới.
PHS sử dụng phương pháp DCF, ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu DGC là 118.800 đồng/cổ phiếu. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ với tiềm năng tăng giá là -3.0%. Mô hình định giá của PHS chưa bao gồm tiềm năng đến từ các dự án mới như dự án ChloAlkali Nghi Sơn, dự án Bauxite Tây Nguyên và dự án Pin Lithium do chưa có đủ sự chắc chắn về thời gian vận hành cũng như các thông tin liên quan.
Mặc dù vậy, DGC cũng đối mặt với rủi ro như: (1) Rủi ro suy thoái kinh tế (rủi ro chu kỳ và dấu hiệu gần đây về lạm phát ở Mỹ); (2) Rủi ro tăng chi phí điện; (3) Kết quả kinh doanh bị ảnh hư ởng vì bởi các công tác bảo dưỡng định kỳ.
Cổ phiếu tiềm năng phiên 9/5: HPG, NLG, TPB Trong phiên giao dịch 9/5, các cổ phiếu HPG, NLG, TPB được các công ty chứng khoán duy trì khuyến nghị nắm giữ dựa trên ... |
Chứng khoán phiên chiều 9/5: Giao dịch "bình yên", VN-Index tạm ngừng tăng điểm Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn gây chút áp lực lên thị trường trong phiên hôm nay, khiến đà tăng của VN-Index tạm thời bị ... |
"Sốc" với biên độ giảm gần 40% trong một phiên của cổ phiếu doanh nghiệp sách Trong một ngày mà các chỉ số chính của thị trường chứng khoán gần như đi ngang, cổ phiếu SAP biết cách để gây "sốc" ... |
Nguyễn Thanh