Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 05/04 đã có thông báo về khả năng hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của Công ty CP Vang Thăng Long (HNX: VTL) do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ. Ngày 12/04, VTL đã có văn bản giải trình về vấn đề này.
VTL cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 50,6 tỷ đồng lên 101,2 đồng theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên ngày 18/07/2022 |
Cụ thể, trong năm 2022, Công ty tiếp tục chịu ảnh hưởng của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với nhiều chế tài mạnh. Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn và hạn chế sử dụng tất cả các loại đồ uống có cồn nên sức mua vẫn có phần còn hạn chế so với mọi năm. Đại dịch Covid-19 kéo dài cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty: Các lễ hội, nhà hàng khách sạn, khu du lịch đóng cửa trong thời gian dài, khách du lịch quốc tế không đến được Việt Nam nên ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm vang trên toàn thị trường.
Sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh làm sản lượng tiêu thụ vang của Công ty sụt giảm, dòng tiền thu hồi chậm, phải tăng nguồn vốn vay từ Ngân hàng và các cá nhân dẫn tới chi phí tăng cao và kết quả kinh doanh giảm sút. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng tăng cũng làm tăng chi phí tài chính của Công ty và ảnh hưởng kết quả kinh doanh.
Doanh thu giảm trong khi chi phí tăng cao trong những năm qua đã dẫn tới kết quả kinh doanh của Công ty bị lỗ và lỗ lũy kế đến thời điểm 31/12/2022 gần 63 tỷ đồng, thâm vào vốn điều lệ.
Để khắc phục tình trạng thua lỗ, VTL đề ra một số giải pháp trong năm 2023.
Đối với công tác thị trường, Công ty sẽ có một số giải pháp như mở rộng mạng lưới nhà phân phối tại miền Trung và miền Nam, xây dựng lại cơ cấu giá bán hàng hóa cho các kênh tiêu thụ trọng điểm, thay đổi hình thức hợp tác với các nhà phân phối để phát triển thị trường. Đáng chú ý, VTL sẽ tập trung phát triển các nhãn hàng vang Thăng Long và Chi Lê thay vì phụ thuộc doanh thu vào 1 sản phẩm vang Thăng Long truyền thông.
VTL cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 50,6 tỷ đồng lên 101,2 đồng theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên ngày 18/07/2022.
Công ty cho biết đang trong quá trình thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ nhằm tái cơ cấu nợ, giảm áp lực tài chính và bổ sung vốn lưu động. Khoản vốn tăng thêm này sẽ giúp Công ty có thêm nguồn tiền để thanh toán các khoản nợ, bổ sung vốn lưu động cho hoạt động của Công ty không bị gián đoạn vị thiếu vốn.
Dự kiến, Công ty sẽ hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong tháng 04/2023. Sau khi tăng vốn điều lệ, Công ty sẽ bước đầu khắc phục được tình trạng thâm vốn chủ sở hữu và từng bước cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty CP Vang Thăng Long (VTL) tiền thân là Xí nghiệp Nước Giải khát Thăng Long, được thành lập năm 1989, trực thuộc Công ty Rượu bia Hà Nội. VTL chuyển thành công ty cổ phần vào năm 2001. Năm 2005, cổ phiếu của Công ty được niêm yết và giao dịch tại sàn HNX.
Một trường hợp tương tự khác là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư (HNX: BII). Theo báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, BII ghi nhận lỗ 118,3 tỷ đồng và cổ đông công ty mẹ cũng lỗ hơn 108 tỷ đồng. BII cho biết lợi nhuận sau thuế năm 2022 âm là do công ty không có khoản lợi nhuận nào đáng kể từ việc kinh doanh, đồng thời do trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, đẫn đến khoản lỗ tại công ty mẹ (âm 93 tỷ đồng).
Ngoài ra, các khoản lỗ của các công ty con cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh trên BCTC hợp nhất của công ty.
Phía đơn vị kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến vì chưa thu thập đủ thư xác nhận bằng hình thức phúc đáp trực tiếp về số dư các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước người bán, phải thu ngắn hạn khác, phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán cũng không được cung cấp bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc xác minh thời gian dự kiến tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đối với các khoản phải thu về cho vay, trả trước người bán ngắn hạn, các khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn, chi phí phải trả và phải trả ngắn hạn khác.
Do chưa nhận đủ được giấy tờ liên quan nên kiểm toán không thể xác định được việc có cần phải điều chỉnh các số liệu trên trong báo cáo tài chính của BII hay không. Đáng chú ý, là tại thời đểm phát hành BCTC năm 2022 đã kiểm toán Ban Tổng giám đốc không đưa ra được kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính khả thi nhằm khôi phục hoạt động kinh doanh bình thường và duy trì để tạo ra dòng tiền để đáp ứng nhu cầu hoạt động bình thường và thanh toán các khoản nợ và vay đã quá hạn.
Nhận định chứng khoán ngày 13/4/2023: VN-Index điều chỉnh trở lại Sự cân bằng giữa bên mua và bên bán được duy trì xuyên suốt phiên khiến VN-Index không có nhiều thay đổi vê mặt điểm ... |
Nhận định chứng khoán ngày 13/4/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 13/4/2023. Tạp ... |
Chính sách vĩ mô tạo ra một nền giá vững vàng cho thị trường và cải thiện tâm lý NĐT Dragon Capital cho biết, tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trở nên lạc quan hơn sau những thay đổi về ... |
Nhật Hải