Hà Nội: Đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Thu hồi mỹ phẩm của công ty dược phẩm Hoàng Liên |
Cồn (hay còn gọi là alcohol) có mặt trong khá nhiều loại mỹ phẩm hiện nay, cồn tồn tại dưới 2 dạng là: Cồn béo và cồn khô. Hai thành phần này đều có những công dụng nhất định đối với mục đích làm đẹp.
Hầu hết các loại mỹ phẩm đều có chứa cồn. Ảnh minh họa |
Cồn béo (Fatty Alcohol hay Emollient Alcohols)
Cồn béo trong mỹ phẩm được sản xuất từ các acid béo, được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất nhũ hóa, giúp làm mềm và duy trì độ ẩm cho da. Một số loại cồn béo mà chúng ta có thể nhận biết trên các nhãn mác với dòng chữ như: Cetyl alcohol. Stearyl alcohol, Lauryl alcohol, Cetearyl alcohol.
Cồn khô (Drying Alcohols hay Solvent Alcohols)
Cồn khô là dạng cồn có chuỗi phân tử ngắn, mang đặc tính giống với cồn tồn tại trong bia. Một số loại cồn khô dễ nhận biết trên nhãn mác như: SD alcohol, Isopropyl alcohol, alcohol denat, methanol, ethanol, ethyl alcohol, polyvinyl alcohol, benzyl alcohol, methyl alcohol.
Một số công dụng của cồn trong mỹ phẩm
Giúp làm mềm, dịu da. Duy trì độ ẩm cho da mịn màng. Tuy nhiên, thành phần này cũng dễ gây tắc, bít lỗ chân lông nên không được khuyến khích đối với da mụn, da dầu hoặc hỗn hợp.
Cồn khô tốt cho da nhờn vì giúp hạn chế tiết dầu. Cồn khô có trong nhiều loại toner, kem chống nắng giúp giảm bóng dầu, đem lại sự khô thoáng cho da. Trong nhiều loại kem dưỡng ẩm, kem cạo râu cũng sử dụng cồn khô nhằm làm sạch da và không làm bít lỗ chân lông.
Ngoài ra, cồn là một thành phần tốt bởi vì nó giúp cho các thành phần khác như Retinol và Vitamin C hấp thụ vào da tốt hơn.
Cồn ở nhiều nồng độ khác nhau sẽ tác động lên da khác nhau. Ảnh minh họa |
Cồn trong mỹ phẩm có hại không?
Nhìn chung thì cồn là một thành phần không gây hại nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên đối với cồn ở nhiều nồng độ khác nhau sẽ tác động lên da khác nhau.
Trong trường hợp với nồng độ cao (được ghi ở đầu bảng thành phần), cồn khô có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, gây ảnh hưởng đến màng dưỡng ẩm khiến da khô căng, khó chịu, dễ gây kích ứng trên da.
Đối với những người sở hữu làn da khô, nhạy cảm thì nên tránh những sản phẩm có chứa cồn khô trong thành phần. Ngược lại đối với những bạn có da dầu, có thể sử dụng nếu cảm thấy bề mặt da dễ chịu, kiềm dầu.
Nếu cồn khô được sử dụng ở nồng độ thấp (được ghi ở giữa hoặc cuối bảng thành phần) cộng với các chất liên kết dưỡng ẩm khác thì nó lại có tác dụng rất tốt cho da dầu khi tạo cảm giác dễ chịu, thẩm thấu tốt hơn.
Riêng đối với cồn béo nếu dùng ở nồng độ cao thì lại dễ gây ra mụn, vậy nên những bạn có da thiên dầu, nhờn thì nên tránh sử dụng cồn béo ở nồng độ cao. Da nhạy cảm nên dùng mỹ phẩm không cồn.
Lê Nguyệt