Theo báo cáo chiến lược mới đây từ Chứng khoán ACB (ACBS), những phiên điều chỉnh sâu cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2024, đặc biệt trong bối cảnh bán tháo của thị trường chứng khoán thế giới đã khiến VN-Index phá vỡ xu hướng tăng được thiết lập từ tháng 10/2023. Giữ vững ngưỡng 1.150 - 1.160 điểm được coi là thử thách của VN-Index trong việc duy trì kênh tăng giá trung dài hạn trong giai đoạn tới.
Cổ phiếu nhóm VN30 mặc dù tăng so với đầu năm nhưng nền định giá vẫn còn thấp hơn so với trung bình giai đoạn 2020-2024 |
Trong các tháng cuối năm, ACBS kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ tích luỹ đi ngang vùng 1.150 - 1.300 điểm trong bối cảnh dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu hạ lãi suất từ tháng 9/2024 và có khả năng giảm lãi suất 3 lần trong năm nay với tổng mức cắt giảm trên 1%; tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt trên 6,2% trong năm 2024 nhờ kỳ vọng đà tăng trưởng trên 6% tiếp tục duy trì nửa cuối năm nhờ động lực từ sản xuất công nghiệp, xây dựng và xuất khẩu; áp lực tỷ giá giảm dần vào cuối năm; đồng thời tình trạng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài được cải thiện, mặc dù có thể vẫn tiếp tục diễn ra ở một số cổ phiếu đặc thù.
Dữ liệu cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2024, khối ngoại đã bán ròng khoảng 59.000 tỷ đồng (2,3 tỷ USD). Theo chuyên gia của ACBS, khối ngoại bán ròng do lo ngại một số doanh nghiệp mở rộng kinh doanh không hiệu quả, đồng thời định giá cổ phiếu đạt đỉnh nhờ mối liên hệ với câu chuyện bán dẫn/AI toàn cầu.
Mặc dù vậy, trong 3 tuần cuối tháng 7 và những ngày đầu tháng 8, lực bán ròng đã chững lại và có những phiên mua ròng liên tiếp trở lại.
Về kết quả kinh doanh, ACBS ước tính trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn đạt 242 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm tăng trưởng mạnh chủ yếu là nhóm tài chính tăng 15,7%, nhóm phi tài chính tăng 7,8%. Đồng thời, nhóm chuyên gia dự báo tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm 2024 sẽ đạt trên 10%.
Về định giá, mặc dù tăng so với đầu năm nhưng nền định giá vẫn còn thấp hơn so với trung bình giai đoạn 2020-2024 đối với nhóm cổ phiếu VN30, ngược lại cổ phiếu vừa và nhỏ định giá không quá hấp dẫn.
Trong đó, định giá P/E của nhóm cổ phiếu VN30 là 12,72 lần (trung bình 13,4 lần); định giá P/E nhóm VN-Midcap là 13,3 lần (trung bình 15,78 lần); và định giá P/E nhóm VN-SMLcap là 17,57 lần (trung bình 12,2 lần).
Nguồn: Báo cáo chiến lược đầu tư cuối năm 2024 của ACBS |
Dựa trên định giá, chuyên gia ACBS dự báo triển vọng lợi nhuận khó có thể bứt phá trong 1 - 2 quý tới, việc điều chỉnh trên diện rộng đối với các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ là phù hợp. Trong khi đó, cơ hội trong nửa cuối năm sẽ có phần nghiêng về nhóm cổ phiếu VN30.
Dựa trên câu chuyện thị trường, định giá, ACBS kỳ vọng nhóm ngành có triển vọng ngắn hạn như bất động sản công nghiệp, xây dựng hạ tầng và dân dụng, hàng hoá tiêu dùng, bán lẻ, cảng biển, và công nghệ.
Về bất động sản công nghiệp, nhóm phân tích nhận định tình hình tài chính của đa số các doanh nghiệp trong ngành rất tốt với lượng tiền mặt chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản, nợ vay thấp. Trong đó, triển vọng thu hút FDI tiếp tục tăng trưởng ổn định trong các năm tới sẽ tiếp tục hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp.
Tạm gác lại mốc 1.300, thị trường chứng khoán gặp phiên điều chỉnh giảm Sau 4 phiên tăng điểm mạnh liên tiếp, thị trường chứng khoán chính thức xảy ra sự điều chỉnh, tuy nhiên mức giảm cũng không ... |
Bộ 3 họ APEC lại nổi sóng, khó hiểu khi nhìn vào kết quả kinh doanh Bộ 3 cổ phiếu họ APEC lại bất ngờ nổi sóng với việc đồng loạt tăng kịch trần, tuy nhiên, kết quả kinh doanh của ... |
Nhận định chứng khoán phiên 23/8: Mốc 1.300 điểm còn khả thi? Chứng khoán CSI cho rằng, xu hướng tích cực vẫn đang hoàn toàn chiếm ưu thế, nên quan điểm của chúng tôi vẫn là kiên ... |
Linh Đan