Trên thị trường, kết quả kinh doanh quý III của doanh nghiệp phân bón thấp hơn kỳ vọng khiến giá nhiều mã cổ phiếu phân bón giảm sâu. Lũy kế 3 phiên tính đến 25/10, DCM đã sụt hơn 10% thị giá; DGC trồi sụt liên tục nhưng tính chung cũng giảm khoảng 8,5% trong hơn tuần qua. Ngay cả Đạm Phú Mỹ chưa công bố kết quả kinh doanh, thị giá cổ phiếu đã bị ảnh hưởng, đi lùi hơn 7% trong 3 phiên gần đây.
Ảnh minh họa |
Trước đó, trong nửa đầu tháng 9, cổ phiếu phân bón duy trì đà tăng tích cực sau thông tin Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu phân ure.
Thời điểm đó, theo chuyên gia, giá cổ phiếu phân bón có thể sẽ ngưng đà tăng khi lợi nhuận doanh nghiệp đạt đỉnh và đi xuống hoặc giá hàng hóa ngừng tăng. Do đó, khi lợi nhuận doanh nghiệp phân bón quý III không tốt như dự kiến đã tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu.
Dù vậy, những thông tin mới đây cho thấy, giai đoạn cuối năm, cổ phiếu phân bón đang được kỳ vọng khá lớn.
Theo Bloomberg, giới quan sát lo ngại xung đột giữa lực lượng Hamas và quân đội Israel có thể ảnh hưởng đến nguồn cung phân bón trên toàn cầu. Giá cổ phiếu của một số công ty sản xuất phân bón trên thế giới tăng vọt sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel.
Các công ty nghiên cứu thị trường chung nhận định, giá ure sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn từ nhiều thị trường mua chính trong bối cảnh có sự thắt chặt nguồn cung chủ động. Giá ure có thể tiếp tục theo xu hướng sớm chinh phục mốc 500 USD/tấn ở một số thị trường chính trong giai đoạn cuối năm.
Tại thị trường trong nước, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) cho rằng cả Trung Quốc và Nga đều ngừng xuất khẩu, khả năng thị trường sẽ chứng kiến giá phân bón vẫn tiếp tục tăng, giúp các doanh nghiệp “phấn khởi”.
“Ure sẽ là nhóm đầu tiên hưởng lợi trong xu hướng này, sau đó sẽ có hiệu ứng lan tỏa sang các nhóm phân bón khác, đặc biệt mùa cao điểm quý IV sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ ure”, ông Hà nhấn mạnh.
Đáng chú ý, thuế xuất khẩu phân bón NPK giảm xuống mức 0% từ ngày 15/7 sẽ kích thích các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt, với khả năng tự chủ nguồn phân ure đầu vào và năng lực tự sản xuất, mảng NPK là điểm sáng cho hoạt động kinh doanh của Đạm Cà Mau (đang chiếm 35% thị phần phân NPK tại Campuchia) và Đạm Phú Mỹ trong thời gian tới.
Dù vậy, theo các chuyên gia, giá phân bón sẽ khó tăng "phi mã" khi nguồn cung trong nước và trên thế giới không quá căng thẳng.
“Từ nay đến cuối năm, giá phân bón sẽ tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, không thể tạo nên “cơn sốt” như hai năm 2021 và 2022 vừa qua. Bởi hiện tại, Việt Nam vẫn đang chủ động được nguồn cung phân bón”, ông Lê Trọng Phúc, Công ty CP Hóa chất và Công nghệ Hà Nội (Hacheco) lưu ý.
Nhận định chứng khoán ngày 1/11: Thận trọng hơn trong vị thế mua mới Áp lực bán một lần nữa gia tăng mạnh về cuối phiên 31/10 khiến VN-Index liên tục mất điểm, lùi sát về dưới khu vực ... |
Các công ty chứng khoán báo lãi đậm nhờ đâu? Quý III/2023, tổng lợi nhuận nhóm các công ty chứng khoán ước đạt gần 7.000 tỷ đồng, tăng 23% so với quý II liền kề ... |
Xu hướng thị trường phái sinh ngày 1/11/2023 Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 1/11/2023. Tạp ... |
Nhật Hải