Trưởng đại Diện của IMF tại Việt Nam và Lào Francois Painchaud phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: quochoi.vn) |
Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, Ông Francois Painchaud - Trưởng đại diện của IMF tại Việt Nam và Lào cho biết, năm 2022 đã chứng những diễn biến phức tạp, những cú sốc kinh tế thế giới như lạm phát tăng cao toàn thế giới, các biện pháp thắt chặt tài chính, kỳ vọng thấp về triển vọng kinh tế Trung Quốc và tình hình địa chính trị phức tạp tại Ukraine. Những diễn biến này cho thấy triển vọng kinh tế đi xuống, triển vọng lạm phát lại tăng lên. Có thể thấy, xung quanh môi trường quốc tế của Việt Nam đang chứng kiến lạm phát tăng cao, các điều kiện tài chính khó khăn và nhiều rủi ro.
Trên cơ sở đó, năm 2022 Việt Nam đã khôi phục kinh tế ấn tượng, dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 7 % và đây là mức tăng trưởng tương đối ấn tượng so với các nền kinh tế phát triển khác trong năm 2023. Mặc dù mức tăng trưởng này tương phản với triển vọng kinh tế mờ nhạt ở các nước khác, nhưng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế của châu Á.
Tuy nhiên, ông Francois Painchaud nhận thấy, triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn có những rủi ro, lạm phát có thể sẽ còn tăng nhanh. Sự hồi phục của Việt Nam sẽ gặp phải trở ngại do tăng trưởng toàn cầu chậm lại với điều kiện tài chính thắt chặt hơn.
Trưởng đại điện của IMF tại Việt Nam và Lào nhấn mạnh, chính sách tiền tệ cần phải rất cẩn trọng trước những rủi ro lạm phát. Nếu áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng, Ngân hàng Nhà nước cần thắt chặt hơn chính sách tiền tệ và truyền thông rõ ràng bởi những động lực chính sách giúp kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Nhà nước cũng cần thực hiện nhất quán các chính sách và công cụ tiền tệ hiện hành như lãi suất, tăng trưởng tín dụng và các biện pháp can thiệp ngoại hối.
Đại diện của IMF cũng cho biết tỷ giá hối đoái của Việt Nam giảm, nhưng giảm ít hơn so với các nước khác trong khu vực do Ngân hàng Nhà nước bán dự trữ ngoại hối để duy trì ổn định tỷ giá hối đoái và hạn chế áp lực lạm phát, đồng thời cho phép lãi suất ngắn hạn trong nước tăng lên. Trưởng đại Diện của IMF tại Việt Nam và Lào cho rằng hai chính sách này phù hợp với chính sách tiền tệ, tập trung vào kiểm soát lạm phát.
Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng trần tăng trưởng tín dụng sẽ không phù hợp với chính sách tỷ giá và lãi suất hiện hành. Chính sách tài khóa cần phải nhanh chóng, linh hoạt, đặc biệt nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực, khi đối mặt với áp lực lạm phát, chính sách tài khóa nên đóng vai trò lớn hơn mà không cần sự hỗ trợ thêm của chính sách tiền tệ.
Quan trọng hơn, hỗ trợ tài khóa có mục tiêu rõ ràng cho các doanh nghiệp hộ gia đình và các doanh nghiệp nói chung để có thể giảm bớt những đánh đổi Ngân hàng Nhà nước phải đối mặt khi thực hiện các chính sách tiền tệ trên diện rộng. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và giám sát chặt chẽ các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và trong thị trường bất động sản.
Đại diện IMF chỉ ra tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam ở mức 125 % năm 2021, việc tăng tín dụng GDP đến một ngưỡng nhất định khoảng 100 % có thể làm tăng các rủi ro tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế vĩ mô và ổn định kinh tế vĩ mô.
Như vậy, trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tăng sức chống chịu của hệ thống ngân hàng bằng cách tăng vốn, tăng cường khuôn khổ an toàn vĩ mô, đồng thời Việt Nam cần tiếp tục phát triển thị trường vốn và quản lý rủi ro.
Bên cạnh chính sách tài khóa, tiền tệ, tài chính để hỗ trợ tăng trưởng còn cần quan tâm tới các chính sách về cơ cấu. Cải cách cơ cấu cần được triển khai bởi qua đó có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng môi trường kinh doanh cũng như cải thiện bằng cách tạo ra một “sân chơi” bình đẳng trong việc tiếp cận tài chính, đất đai và giảm gánh nặng pháp lý, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng quản trị lực lượng lao động, giảm sự không phù hợp về kĩ năng lao động.
Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Chìm trong sắc đỏ, một mã "bất ngờ" tăng hơn 11% Tiếp nối diễn biến không mấy khả quan của tuần trước đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục "đỏ lửa" trong tuần qua (12/9 ... |
Sự kiện ngân hàng đáng chú ý tuần qua Trong tuần vừa qua (12/9-18/9/2022) ghi nhận nhiều sự kiện trong ngành ngân hàng được dư luận quân tâm như: Hoạt động của lãnh đạo ... |
Lãi suất tiết kiệm TPBank mới nhất tháng 9/2022: Tăng tại một vài kỳ hạn Khảo sát mới nhất tháng 9/20222, ngân hàng Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã có một số điều chỉnh biểu lãi suất ở một ... |
Thu Thủy