Tại Quyết định số 21/QĐ-ĐT-HĐQT vừa được ông Lương Minh Tuấn ký, Tập đoàn Đạt Phương chốt 12/6/2024 là ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2023. Ngày thanh toán dự kiến là 5/7/2024, tỷ lệ thanh toán 10% (mỗi cổ phiếu nhận 1.000 đồng).
Với hơn 62,999 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Đạt Phương cần chi gần 63 tỷ đồng để thanh toán hết cho cổ đông. Trong đó, Chủ tịch HĐQT Lương Minh Tuấn hiện là cổ đông lớn nhất khi nắm hơn 10,04 triệu cổ phiếu DPG (15,94 vốn điều lệ Tập đoàn), và sẽ nhận về hơn 10 tỷ đồng.
Các cổ đông lớn khác gồm Phạm Kim Châu (nhận hơn 4,1 tỷ cổ tức 2023); Lương Thị Thanh (hơn 3,7 tỷ đồng); Trần Anh Tuấn (3,63 tỷ đồng); Trần Thị Thúy Hằng (2,81 tỷ đồng); Lương Tuấn Minh (1,98 tỷ đồng); Lương Xuân Mẫn (1,41 tỷ đồng).
Trong đó, các cá nhân Trần Thị Thúy Hằng, Lương Thị Thanh, Lương Tuấn Minh, Lương Xuân Mẫn đều là người có liên quan đối với Chủ tịch Lương Minh Tuấn. Như vậy, một phần lớn cổ tức của Đạt Phương chảy về túi ông Tuấn và người thân.
Năm thứ 5 liên tiếp Đạt Phương duy trì mức chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% |
Theo quan sát, đây là năm thứ 5 liên tiếp Đạt Phương trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ 10%. Năm 2018, Công ty có 2 đợt thanh toán cổ tức bằng tiền, tổng tỷ lệ thực hiện là 15%; năm 2017 cũng trả 2 đợt, tổng tỷ lệ 23%. Tại ĐHCĐ thường niên 2024 mới đây, Công ty tiếp tục lên kế hoạch trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%.
Về tình hình tài chính, quý đầu năm 2024, doanh thu Công ty mẹ Đạt Phương đạt khoảng 263 tỷ đồng, tăng 20%; lãi gộp 16,6 tỷ đồng, tăng đến 104,9% so với cùng kỳ. Khấu trừ hết chi phí và thuế, Công ty mẹ Đạt Phương ghi nhận lãi ròng ở mức 20 tỷ đồng, tăng 50,3% so với quý 1/2023.
Trong khi đó, doanh thu hợp nhất sau 3 tháng đầu năm của Tập đoàn ở mức 425,7 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ các hợp đồng xây dựng vẫn giữ vai trò trọng yếu với hơn 273,7 tỷ đồng. Tiếp đến là doanh thu bán điện thương phẩm (138,9 tỷ đồng); dịch vụ (12,3 tỷ đồng) và bán hàng hóa, vật tư (xấp xỉ 800 triệu đồng). Đáng chú ý, trong quý đầu năm 2024, lĩnh vực bất động sản không ghi nhận doanh thu, trong khi cùng kỳ đạt 12,4 tỷ đồng.
Dù doanh thu tăng trưởng nhưng Đạt Phương lại báo lãi giảm so với cùng kỳ. Khép lại quý đầu năm, toàn Tập đoàn ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 77,8 tỷ đồng, chỉ bằng 93,8% so với quý 1/2023.
Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn của Đạt Phương tăng mạnh chỉ sau 3 tháng đầu năm 2024 |
Tại 31/3/2024, tổng tài sản Tập đoàn Đạt Phương giảm hơn 200 tỷ đồng so với đầu năm, chỉ còn 6.456 tỷ đồng, chủ yếu do giảm tài sản ngắn hạn. Trong đó, tiền và tương đương giảm hơn 400 tỷ đồng sau 3 tháng, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm từ 219,6 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 76 tỷ đồng ở cuối quý 1/2024.
Ở chiều ngược lại, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng mạnh, lần lượt ở mức 1.286,5 tỷ đồng và 1.052,5 tỷ đồng. Hai khoản mục này hiện chiếm khoảng 66% tài sản ngắn hạn. Với sự gia tăng của các khoản mục này, không bất ngờ khi dòng tiền kinh doanh trong kỳ của Tập đoàn bị âm đến 497,6 tỷ đồng (cùng kỳ âm 473,4 tỷ đồng).
Trong kỳ, Tập đoàn trả nợ gốc vay 434,9 tỷ đồng, trong khi vay mới 225,6 tỷ đồng. Nợ phải trả ở 31/3/2024 giảm so với đầu năm, còn hơn 4.005,9 tỷ đồng, cao gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ ngắn hạn hiện chiếm 2.567,2 tỷ đồng, với 892,9 tỷ đồng là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Đạt Phương: Lãi ròng gần 80 tỷ, ‘của để dành’ còn hơn 1.000 tỷ đồng gửi ngân hàng Dù doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE: DPG) giảm khoảng 6,2% trong 3 tháng đầu ... |
Không đối thủ, liên danh Đạt Phương – Minh Tuấn trúng gói thầu hơn 470 tỷ đồng Là nhà thầu duy nhất tham gia, liên danh gồm Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE: DPG) vừa trúng gói thầu hơn 470 ... |
Nợ phải trả vượt mốc 4.000 tỷ, Tập đoàn Đạt Phương (DPG) tất toán lô trái phiếu trước hạn 5 tháng Lô trái phiếu mã DPGH2124001 được phát hành ngày 28/05/2021 có kỳ hạn 36 tháng vừa được Tập đoàn Đạt Phương tất toán sau nhiều ... |
Cao Thái