Sáng nay, ngày 16/12, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2023 và thông qua nhiều nội dung quan trọng. Đại hội có sự tham dự của ông Nguyễn Ngọc Cảnh - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN), đại diện Cục Hàng không cùng các cổ đông hiện hữu của Vietnam Airlines.
Tại Đại hội, các cổ đông của Vietnam Airlines đã thảo luận và biểu quyết thông qua các nội dung quan trọng như: Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023; Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán; Báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2022 và nhiệm vụ năm 2023; Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của Công ty, kết quả hoạt động của HĐQT, Tổng giám đốc; Báo cáo tiền lương và thù lao của thành viên HĐQT, BKS thực hiện năm 2022...
ĐHĐCĐ thường niên 2023 của Vietnam Airlines đã diễn ra thành công vào sáng nay 16/12 |
Báo cáo tại đại hội, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho biết, năm 2022, các hãng hàng không phải đối mặt với khó khăn và thách thức lớn khi chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt là chi phí nhiên liệu. Mức giá nhiên liệu bình quân năm 2022 là 124,4 USD/thùng, cao hơn 14,1 USD/thùng so với kế hoạch (110,26 USD/thùng), khiến chi phí nhiên liệu năm 2022 tăng do giá khoảng 2.482 tỷ đồng. So với năm 2019, chi phí nhiên liệu tăng do giá khoảng 7.625 tỷ đồng.
Ông Hà nhấn mạnh, năm 2022 cũng là năm đồng USD tăng giá mạnh nhất so với các đồng tiền bản tệ trong 2 thập kỷ. Tỷ giá USD/VND tăng cao tác động trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào. Đặc biệt, 2022 còn là năm chứng kiến nhiều biến động lớn về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu. Điều này khiến cho điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines gặp nhiều bất lợi.
Về thị trường, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho hay, thị trường vận tải hàng không quốc tế mới chỉ được mở cửa trở lại chính thức từ 15/3/2022, trong khi nhiều quốc gia vẫn chưa gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về nhập cảnh, cách ly và hành khách vẫn còn tâm lý e ngại khi di chuyển. Thị trường lớn Trung Quốc đóng băng do chính sách “zero – COVID”, và ngay sau đó là xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine cùng với nguy cơ tiềm ẩn suy thoái kinh tế châu Âu.
Do đó, trong năm vừa, Vietnam Airlines đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ứng phó, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục; trong đó, chú trọng điều hành sản xuất.
Cụ thể, trong năm 2022, hãng bay này đã chủ động xây dựng kế hoạch theo nhiều kịch bản, tích cực điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến phục hồi của thị trường trên tinh thần đảm bảo an toàn tuyệt đối về phòng chống dịch bệnh và cân đối hiệu quả khai thác.
Đến cuối năm 2022, Vietnam Airlines đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa so với thời điểm trước dịch và khai thác trở lại hơn 70% số đường bay quốc tế; các chỉ tiêu sản lượng vận chuyển đều vượt 7% - 8% so kế hoạch năm.
Các đường bay quốc tế được Vietnam Airlines nỗ lực nối lại và mở rộng, kết thúc năm 2022, Vietnam Airlines có mạng đường bay quốc tế gồm 44 đường bay đến 25 điểm thuộc 16 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Vietnam Airlines cũng thực hiện giải pháp cắt giảm chi phí, triệt để tiết kiệm. Tổng chi phí cắt giảm trong năm 2022 đạt xấp xỉ 7.226 tỷ đồng. Trong đó, chi phí cắt giảm được nhờ các giải pháp tự thân như nỗ lực đàm phán giảm giá, tiết kiệm… đạt khoảng 4.294 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của hãng hàng không quốc gia Việt Nam đạt 71.775 tỷ đồng, cao hơn 20% so với kế hoạch mà đại hội cổ đông đề ra và gấp 2,4 lần kết quả năm 2021.
Vietnam Airlines thực hiện vận chuyển 18,24 triệu lượt hành khách, vượt 7,5% so kế hoạch. Trong đó, sản lượng khách quốc tế đạt hơn 2,47 triệu khách ; khách nội địa đạt 15,77 triệu khách, vượt 9% so kế hoạch và tăng 14,2% so với năm 2019.
Cũng tại Đại hội, ban lãnh đạo Vietnam Airlines đã đưa ra các giải pháp tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Theo kế hoạch, hãng hàng không này sẽ triển khai các thủ tục SLB (Sale and Lease back - bán và cho thuê lại) đối với 2 động cơ dự phòng và bán các tàu A321 và ATR72 cũ để bổ sung dòng tiền khoảng 1.800 tỷ đồng (chưa bao gồm việc SLB với 2 máy bay A321 P2F). Tuy nhiên, đại diện Vietnam Airlines nhấn mạnh, hay việc bán tàu cũng phụ thuộc vào tình hình thị trường cũng như cần điều chỉnh phù hợp với nhu cầu khai thác và thế chấp tài sản cho các khoản vay.
Ngoài ra, Vietnam Airlines thông tin sẽ triển khai các bước để thực hiện các giải pháp hỗ trợ thanh khoản lần 2 theo tiến độ trong Đề án tổng thể tháo gỡ khó khăn (sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt). Với kết quả kinh doanh như trên và sự cải thiện của dòng tiền thu bán trước, hãng bay này dự kiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2023 có thể đạt mức dương.
Nếu đạt được kết quả này và thực hiện thành công toàn bộ các giải pháp tái cơ cấu tài sản (bán máy bay, SLB động cơ dự phòng giúp bổ sung dòng tiền khoảng 1.800 tỷ đồng), đồng thời được các ngân hàng thương mại hỗ trợ tín dụng (hạn mức vay ngắn hạn khả dụng khoảng 5.500 tỷ đồng), Vietnam Airlines kỳ vọng có thể cân đối dòng tiền thanh toán một phần khoản nợ quá hạn theo cam kết với các chủ nợ để giảm dần nợ quá hạn phát sinh trong giai đoạn bị ảnh hưởng của COVID-19.
Tại đại hội, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines đánh giá hãng bay đang có cả cơ hội và thách thức song hành: “Để vượt qua thách thức, nắm bắt các cơ hội phục hồi và phát triển, Vietnam Airlines đã xây dựng các kế hoạch và giải pháp đồng bộ trên mọi lĩnh vực. Trong đó, hãng đặc biệt chú trọng triển khai đề án tái cơ cấu, với các giải pháp hướng đến mục tiêu cân đối được thu chi kinh doanh từ năm 2024”
Liên quan tới duy trì cổ phiếu HVN tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho biết, tình huống của Vietnam Airlines rất đặc biệt. Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hãng bay này là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về vốn hóa lớn trên sàn HOSE với có tài chính lành mạnh. Yếu tố ảnh hưởng khách quan là đại dịch ập đến khiến nhiều hãng hàng không trên thế giới lao đao, không chỉ riêng Vietnam Airlines. Ông Hiền tin rằng các cơ quan nhà nước sẽ đánh giá những yếu tố ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines là khách quan, đồng thời hy vọng cổ phiếu HVN có thể không bị hủy niêm yết.
Kế toán trưởng của Vietnam Airlines cũng khẳng định công ty đang có nhiều giải pháp để khắc phục hậu quả của Covid-19. Từ năm 2024 trở đi công ty có thể tự cân bằng dòng tiền để tổ chức sản xuất kinh doanh mà không cần hỗ trợ, qua đó khắc phục khả năng hủy niêm yết của HVN.
Theo ông Hiền, dòng tiền của Vietnam Airlines hiện nay đã được cải thiện đáng kể, thậm chí là tích cực. Hàng hàng không quốc gia đã bố trí được 7.000 tỷ đồng để trả những khoản nợ đến hạn trả và hoãn được một số khoản nợ đến hạn khác. Những khoản nợ đang dần được xử lý theo lộ trình, và Vietnam Airlines cũng cam kết có thể trả những khoản nợ đã hoãn.
Tuy nhiên, để xóa lỗ lũy kế, Vietnam Airlines có thể mất rất nhiều năm. Quan trọng nhất là hãng cần được thông qua đề án tái cơ cấu gồm tái cơ cấu danh mục đầu tư, tái cơ cấu các công ty con và tái cơ cấu nguồn vốn. Do đó, ông Hiền cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ có thể thông qua chủ trương tái cơ cấu sớm nhất như thoái vốn Skypec, phát hành thêm cổ phiếu để tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines.
Vietnam Airlines làm việc với Văn phòng Chính phủ để giữ cổ phiếu HVN ở lại sàn HOSE Đây là thông tin được Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) đưa ra trong báo cáo tình hình quản trị ... |
Đó là ước tính được đưa ra bởi CMSC, trong giai đoạn đầy khó khăn của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (HVN). |
“Ông lớn” hàng không Vietnam Airlines - quán quân thua lỗ trên sàn chứng khoán Sau nhiều lần bị nhắc nhở, hãng hàng không Vietnam Airlines vừa chính thức công bố báo cáo kiểm toán năm 2022. |
Hà Lê