Theo TPS, nền kinh tế trong nước ghi nhận nhận sự khởi sắc tích cực, các công trình tiếp tục thi công trở lại tạo động lực cho thị trường tiêu thụ thép sôi nổi hơn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thép nhờ đó cũng diễn biến thuận lợi trong quý đầu năm.
Tuy nhiên, thị trường thép xây dựng Việt Nam trong quý 1 vẫn chứng kiến sự sụt giảm 20% về sản lượng tiêu thụ so với quý 4/2023 do thiếu đi nguồn động lực đến từ thị trường bất động sản với cầu yếu về thép dân dụng.
Báo cáo tài chính quý 1/2024 của các doanh nghiệp ngành thép cho thấy bức tranh kết quả kinh doanh khởi sắc trở lại sau một năm đầy biến động trong thị trường với nhiều khó khăn. Theo ước tính của Chứng khoán Tiên Phong (TPS), doanh thu của các doanh nghiệp ngành thép ghi nhận 68.797 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lãi ròng tăng mạnh 571% so với cùng kỳ, đạt 3.259 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh tích cực của ngành thép đến từ 2 yếu tố: kênh xuất khẩu thép thành phẩm tăng mạnh và giá nguyên liệu đầu vào ổn định, có xu hướng giảm.
Kết thúc quý 1, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vẫn duy trì vị thế số một của ngành thép khi đóng góp tới 88% vào tỷ trọng lợi nhuận sau thuế của ngành, tăng 649% so với cùng kỳ. Hòa Phát tiếp tục đứng vững vị trí số một về thị phần tiêu thụ thép xây dựng và ống thép, lần lượt là 37,31% và 24,59%.
Theo TPS, kết quả này chủ yếu đến từ thép cuộn cán nóng, là đầu vào cho đa dạng ngành sản xuất giúp cho sản phẩm có mức độ rủi ro thị trường thấp hơn do không quá phụ thuộc vào một số ít thị trường tiêu thụ nhất định. Sản phẩm này hiện vẫn đang là sản phẩm chủ lực của Hòa Phát được tiêu thụ rất tốt tại nhiều thị trường, bao gồm cả nội địa và xuất khẩu tới gần 40 quốc gia.
Về triển vọng ngành thép từ nay đến cuối năm, TPS cho rằng bức tranh chung là khả quan nhưng sẽ có sự phân hóa.
Theo đó, các yếu tố như (1) đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ giữ vững sự phục hồi dự kiến tăng 6% với các dự án lớn như cao tốc Bắc Nam hay sân bay Long Thành, (2) ngành bất động sản tuy có sự phục hồi nhu cầu phân khúc căn hộ nhưng mang tính đầu cơ…. sẽ tiếp tục là động lực cho triển vọng kinh doanh của ngành.
Trong đó, các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát hay Hoa Sen sẽ có nhiều sự phục hồi lớn nhờ sự phục hồi giá thép và nhu cầu từ các nhà thầu lớn, song các doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp khó tìm kiếm đầu ra.
Trong bối cảnh kinh doanh khởi sắc, tỷ suất sinh lời của ngành thép trong quý 1/2024 thấp hơn một chút so với VN-Index. Đáng chú ý, tăng trưởng giá của đa số các cổ phiếu trong ngành như HPG, NKG và HSG cho thấy sự vượt trội với động lực chính từ năng suất bán hàng và xuất khẩu của thép thành phẩm được cải thiện trong đầu năm 2024.
Tuy vậy, nhóm phân tích TPS cho rằng định giá của nhóm thép hiện đã ở mức khá cao so với mức trung bình của ngành, P/E đạt 23,1x lần so với mức âm trong bình quân 3 năm qua. Các cổ phiếu nổi bật trong ngành phần lớn đều đang giao dịch nhỉnh hơn so với mức trung bình.
Nguồn: TPS |
Động lực để ngành thép tiếp tục phục hồi Agriseco cho rằng, các doanh nghiệp thép đầu ngành đều đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024 tăng trưởng mạnh trên nền thấp 2023, tuy ... |
Ngày mai, hai cổ phiếu QBS và POM sẽ giao dịch trở lại Sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE, hai mã cổ phiếu QBS và POM sẽ cùng giao dịch trở lại trên UPCoM ... |
Màn tái xuất rực rỡ của cổ phiếu Thép Pomina (POM) Sau phiên chào sàn UPCoM ngày 23/5 "im hơi lặng tiếng" cổ phiếu POM của Thép Pomina bất ngờ gây sự chú ý vào phiên ... |
Linh Đan