Tuần qua, Công ty CP FPT (HOSE: FPT) đã cập nhật tình hình kinh doanh sơ bộ 2 tháng đầu năm 2024 với doanh thu ước đạt 8.966 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.567 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,9% và 19,5% so với cùng kỳ 2023.
Lợi nhuận sau thuế 2 tháng đầu năm đạt 1.341 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.137 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. EPS tương ứng đạt 896 đồng/cổ phiếu.
Năm 2024, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu tăng 17,5% lên mức 61.850 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 18% lên 10.875 tỷ đồng. Như vậy, sau hai tháng, FPT đều thực hiện được hơn 14% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm.
Lĩnh vực công nghệ trong hai tháng tiếp tục đóng góp lớn nhất vào tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận toàn tập đoàn với mức tăng lần lượt đạt 26% và 28% so với hai tháng đầu năm 2023.
Đáng chú ý, mảng Dịch vụ Công nghệ thông tin ở thị trường nước ngoài tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng, đạt doanh thu 4.354 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 29,7% so với cùng kỳ 2023, dẫn dắt bởi sức tăng đến từ cả 4 thị trường. Trong đó, thị trường Nhật Bản và APAC tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao, tăng lần lượt 30,8% (tương đương tăng trưởng 49,7% theo Yên Nhật) và 36,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, nhờ những nỗ lực đẩy mạnh hợp tác với khối chính phủ, bộ ban ngành, khối doanh nghiệp nước ngoài và các ngành kinh tế ít bị ảnh hưởng, mảng Dịch vụ Công nghệ thông tin trong nước ghi nhận doanh thu đạt 847 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng hơn 10%.
FPT, VinFast, Hoá chất Đức Giang và Vosco là một trong số những cái tên thu hút nhiều sự chú ý vào cuối tuần này |
Theo Bản cáo bạch chi tiết mà VinFast vừa nộp lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ, trong năm 2023, VinFast đạt doanh thu hơn 28.700 tỷ đồng, tăng 92% so với năm 2022. Đáng chú ý, bản cáo bạch có nêu chi tiết doanh thu từng chị trường của công ty.
Trong đó, Việt Nam tiếp tục là thị trường chính của VinFast với doanh thu chiếm 97,4%, đạt gần 28.000 tỷ đồng. Theo sau là Canada - thị trường mà VinFast vừa ra mắt trong năm 2023 với 578 tỷ đồng doanh thu năm vừa qua, chiếm hơn 2%. Thị trường Mỹ - quốc gia đầu tiên VinFast xuất khẩu xe điện - chỉ mang lại doanh thu hơn 159 tỷ đồng, tức chiếm chưa đến 1% tổng doanh thu.
Tại thị trường Mỹ, ngoài bán xe, VinFast còn đang tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên tại thị trường Bắc Mỹ. Dự án có mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD trong giai đoạn 1 và sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương.
Phía VinFast cho biết nhà máy tại Mỹ sẽ tương tự nhà máy ở Việt Nam, với tỷ lệ tự động hóa cao và nhắm đến các nhà cung cấp trong khu vực nhằm duy trì tính linh hoạt. Bên cạnh đó, khách mua xe VinFast sản xuất tại Mỹ có thể sẽ được hưởng khoản ưu đãi thuế xe điện 7.500 USD.
Tại thị trường Mỹ, VinFast định vị là một hãng xe cao cấp. Mẫu VF 8 City Edition có giá khởi điểm gần 50.000 USD. Hãng đã mở 13 showroom tại California và dự định tiếp tục mở thêm 3 showroom nữa.
Đến nay, hãng xe điện này có 13 cửa hàng tại California và 6 đại lý tại 5 bang là Bắc Carolina, New York, Texas, Florida và Kansas, với 75 đại lý đăng ký tham gia mạng lưới. Công ty dự kiến sẽ đạt khoảng 130 điểm bán hàng ở Bắc Mỹ và 400 điểm bán hàng trên toàn cầu vào cuối năm 2024. Trong đó, doanh số bán hàng thông qua các đại lý sẽ đóng góp đáng kể vào doanh số trong nửa cuối năm 2024.
Trong báo cáo đánh giá triển vọng doanh nghiệp mới đây của KBSV, hãng chứng khoán này đã dẫn lời lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) cho biết, dự án Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn được kỳ vọng khởi công trong tháng 6/2024 và bắt đầu đóng góp vào kết quả kinh doanh chung từ năm 2025.
Đây là dự án giúp Hóa chất Đức Giang thâm nhập lĩnh vực kinh doanh xút đầy tiềm năng và đồng thời cũng là bước chuẩn bị cho công ty hoàn thành chuỗi giá trị sản xuất với đại dự án Bô xít Tây Nguyên trong dài hạn.
Tổng mức đầu tư của tổ hợp này vào khoảng 12.000 tỷ đồng, với vốn đầu tư cho giai đoạn đầu là 10.000 tỷ đồng. Tổ hợp nhà máy ở Nghi Sơn (Thanh Hóa) trở thành dự án có mức đầu tư lớn nhất của tập đoàn và đồng thời là tổ hợp hóa chất lớn nhất Việt Nam.
Khi đi vào hoạt động, tổ hợp sẽ cho ra 150.000 tấn xút NaOH (xút) quy đặc 100%; 150.000 tấn nhựa PVC; 34.000 tấn bột tẩy trắng Ca (OCI)2; 1.000 tấn chất diệt khuẩn Chloramin B; 30.000 tấn chất xử lý nước PAC; 15.000 tấn axit HCI 31% và 10.000 tấn nước tẩy Javen 10%.
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ mới công bố, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco, HOSE: VOS) cho biết trong năm nay sẽ đầu tư phát triển 2 tàu hàng rời cỡ 38.000 DWT và 64.000 DWT, 1 tàu dầu cỡ 50.000 DWT khi thị trường thuận lợi, giá hợp lý và tình hình tài chính cho phép.
Doanh nghiệp vận tải biển này cũng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến để thuê thêm tàu khai thác bằng nhiều hình thức nếu hiệu quả. Hiện Vosco đang thuê 2 tàu dầu cỡ 50.000 DWT, 2 tàu dầu/hóa chất cỡ 13.000 DWT và một số tàu hàng khô.
Lãnh đạo doanh nghiệp cho hay, tổng mức đầu tư nếu triển khai cả 3 tàu trên là khoảng 1.900 tỷ đồng (vốn đối ứng 40%) và thuê tàu cũng cần đặt cọc khoảng 2 triệu USD (50 tỷ đồng), đồng thời cần chi nguồn tiền lớn mở L/C.
Đây là lý do Vosco dự kiến không thực hiện chia cổ tức cho năm 2023, mà dành phần lớn lợi nhuận có được trong năm ngoái để trích lập quỹ đầu tư phát triển.
Cục Hàng không đề nghị ACV và các hãng bay tích cực đàm phán để xử lý nợ Cục Hàng không khuyến khích Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - Công ty CP (UPCoM: ACV) và các hãng bay thực hiện ... |
Không còn là công ty con của Vingroup, kế hoạch mở rộng thêm 160.000 m2 mặt sàn bán lẻ của Vincom Retail (VRE) sẽ ra sao? Theo VNDirect, tiềm lực tài chính của Vincom Retail đủ mạnh để nhà phát triển bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam thực ... |
CII chuyển phần hợp tác đầu tư dự án 1.700 tỷ đồng tại Quảng Ngãi cho công ty con Theo hợp đồng đầu tư giữa CII và Năm Bảy Bảy, CII được phân chia lợi nhuận với tỷ lệ 13%/năm tính trên số tiền ... |
Hà Lê