Trong phiên giao dịch chiều ngày 4/4/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tín hiệu tiêu cực với sắc đỏ bao trùm. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức tăng 0,46%, qua đó quay lại mốc 1.268 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số trên 23,8 nghìn tỷ đồng, tương ứng hơn 980 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Tại nhóm VN30, VCB, VNM là 3 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của thị trường. Đáng nói, sau phiên tăng trần, cổ phiếu GVR bắt đầu trả điểm với đà giảm 3,4%. Cùng chiều với TCB, MWG cũng đóng cửa trong sắc đỏ với thanh khoản vượt mức trung bình 20 phiên.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay. |
Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc đỏ tiếp tục chiếm vị thế. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... bắt đầu hồi phục với thanh khoản tương đối. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... đồng loạt giảm điểm với biến động tương đối lớn.
Diễn biến cùng chiều, nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần giữ nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức mức giảm quanh 2%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng. Cá biệt, cổ phiếu POM tiếp tục sàn cứng sau khi đón nhận tin xấu.
Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu tăng dần so với phiên sáng, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. So với phiên sáng, số lượng mã đỏ tiếp tục tăng dần. Các cổ phiếu VND, SSI, FTS, BSI, HCM,... đồng loạt giảm điểm với biên độ từ 2% - 4%.
Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Ngược chiều với VCB, các mã cùng ngành như TCB, MBB, TPB, SHB,... giảm điểm với biến động trên 1%.
Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.
Ngoài ra, lực bán bất ngờ suy giảm đáng kể tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 4/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% - 3%. Cá biệt, trong phiên hôm nay, cổ phiếu TCH đã chạm trần với thanh khoản tương đối lớn.
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 4/4, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 242 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX tiếp tục được duy trì mức cao, tương đương 104 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 2.300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, BVS tiếp tục là mã mạnh nhất nhóm khi đóng cửa trong sắc xanh với đà tăng trên 3%. Ngược lại, VCS giảm 2,6% qua đó là mã tiêu cực nhất nhóm.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Cổ phiếu BSR không biến động quá nhiều khi đóng cửa tại mốc 19.400 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 8 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp trên 860 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.400 đồng.
Tổng quan, trong phiên giao dịch thứ Năm, thị trường chứng khoán tiếp ghi nhận áp lực bán gia tăng rõ rệt, qua đó khiến chỉ số VN-Index để mất mốc 1.270 điểm. Mặc dù nhóm BĐS và đã thu hút được dòng tiền trong phiên chiều, tuy nhiên nhiều cổ phiếu không thể giữ được mức giá cao nhất phiên.
Trong phiên giao dịch hôm nay, NVL là 1 trong những mã tích cực khi đóng cửa trong sắc xanh cùng với thanh khoản lớn, đạt trên 47 triệu đơn vị. Diễn biến tích cực của cổ phiếu NVL diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu này đã được cấp Margin trở lại. Ngoài ra, trái chủ sở hữu trái phiếu của Novaland có thể chuyển đổi cổ phiếu với mức giá cao gấp 3 lần hiện tại.
Cụ thể, trong ngày hôm qua, tập đoàn đã có thông báo kết quả xin ý kiến trái chủ về thỏa thuận tái cấu trúc khoản trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu USD. Theo đó, toàn bộ 25 trái chủ (đại diện cho số dư nợ 284 triệu USD) đồng ý với phương án chuyển đổi của Novaland như thỏa thuận dàn xếp đưa ra trước đó.
Đây là khoản huy động vốn từ năm 2021, không có tài sản đảm bảo với lãi suất 5,25%/năm. Theo thỏa thuận mới, các khoản lãi phát sinh trước 31/12/2024, Novaland sẽ được thanh toán chậm. Thời điểm thanh toán là ngày đáo hạn trái phiếu năm 2026 hoặc đợt mua lại trước hạn trong tương lai.
Giá trị mua lại được tính bằng 115% tiền gốc ban đầu (đã trừ đi phần chuyển đổi thành cổ phiếu) cộng lãi trả chậm và lãi phát sinh. Trong đó, lãi trả chậm sẽ được tính 5,25%/năm như vốn gốc.
Các trái chủ cũng có thể chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu NVL với mức giá chuyển đổi ban đầu là 40.000 đồng/cổ phiếu. Mức này thấp hơn giá 135.700 đồng được đưa ra năm 2021 nhưng vẫn cao gấp hơn 2,3 lần so với thị giá hiện tại của của cổ phiếu NVL là 17.000 đồng.
Nếu chọn chuyển đổi sang cổ phiếu, các trái chủ sẽ có ba lần thực hiện với mức giá giảm dần, lần lượt bằng 90%; 85% và 75% giá chuyển đổi ban đầu. Novaland cũng đặt ra lịch trình chuyển đổi thành cổ phiếu với bốn đợt.
VN-Index mất mốc 1.270 điểm, áp lực đối với lô "hàng về" của cổ phiếu STB tăng cao Trước diễn biến của VN-Index, lượng hàng về của nhịp bắt đáy cổ phiếu STB cách đây 2 ngày đang được gia tăng đáng kể. |
Danhson VN không mua đủ lượng cổ phiếu Dược Danapha (DAN) như đăng ký do lỗi hệ thống tại VNDirect Sau khi Công ty Chứng khoán VNDirect ghi nhận lỗi hệ thống trong hơn 1 tuần khiến cổ đông của Công ty CP Dược Danapha ... |
VN-Index rơi khỏi vùng kháng cự, thanh khoản dòng tiền cá mập "kém sắc" Diễn biến phiên giao dịch 04/04, thanh khoản dòng tiền bất ngờ "kém sắc", VN-Index giằng co dữ dội, chuyển sắc đỏ cuối ngày. |
Hoàng Thông