Lượng lao động rút bảo hiểm xã hội một lần đang tăng nhanh | |
Những điểm mới quan trọng tại Nghị định số 75 về bảo hiểm y tế | |
Bảo hiểm BIDV (BIC) hoàn thành 86% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng |
Chiều ngày 2/11, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã thừa ủy quyền của Thủ tướng trình tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội BHXH (sửa đổi) với Quốc hội.
Bộ trưởng cho biết, theo nguyên lý BHXH và thông lệ quốc tế, người lao động để được hưởng lương hưu thì phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là đủ tuổi nghỉ hưu và đủ thời gian đóng BHXH tối thiểu. Về thời gian đóng BHXH tối thiểu, Luật BHXH hiện hành quy định phải đủ 20 năm đóng BHXH. Điều này gây khó khăn, giảm cơ hội được hưởng lương hưu của một số đối tượng.
Thế nên, Điều 64 của dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hàng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho một số nhóm đối tượng bắt đầu tham gia BHXH muộn (45 - 47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc tham gia không liên tục hoặc làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng và được bảo đảm bảo hiểm y tế.
Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội |
Bên cạnh đó, quy định này cũng góp phần giảm số người hưởng BHXH một lần do đủ điều kiện hưởng lương hưu. Với người lao động có thời gian đóng BHXH dài hơn thì vẫn được hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn không thay đổi so với quy định hiện hành.
Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật BHXH (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nhận định, quy định về việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng BHXH từ 20 năm xuống còn 15 năm như dự thảo là phù hợp với quan điểm định hướng của Nghị quyết số 28 và tạo điều kiện, thu hút nhóm người lao động cao tuổi (từ 45 - 55 tuổi). Đề xuất này cũng giúp một số nhóm đối tượng đã hưởng chế độ BHXH một lần cũng có thể tham gia hoặc quay lại tham gia BHXH để được hưởng lương hưu.
Quy định này cũng khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian, chờ nhận lương hưu khi đến tuổi quy định, tạo cơ hội giữ người lao động ở lại trong hệ thống BHXH. Việc giảm điều kiện về thời gian tối thiểu đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí sẽ góp phần thúc đẩy tính liên kết đa tầng, linh hoạt của hệ thống.
Ảnh minh họa |
Từ đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo giải trình kỹ lưỡng, thuyết phục về việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ của BHXH, khía cạnh kinh tế của vấn đề hay việc thay đổi quan điểm về mức sàn an sinh xã hội tối thiểu khi sửa đổi luật lần này.
Chính phủ cần thể hiện rõ quan điểm về lương hưu của một số nhóm lao động (không chuyên trách cấp xã, thôn, nhất là lao động nữ) sẽ hưởng mức lương hưu thấp hơn chuẩn nghèo (ngưỡng mức sống tối thiểu của một cá nhân), thì khi đó, Nhà nước có điều chỉnh để mức lương hưu cao hơn không, dự báo về nguồn ngân sách sẽ chi trả như thế nào?
Ngoài ra, cần làm rõ việc liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần "rút bảo hiểm một lần" không và nghiên cứu điều chỉnh giảm số năm đóng BHXH đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động xuống 15 năm.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, lần sửa đổi này đã bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng theo định hướng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW.
Dự thảo Luật quy định công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do NSNN đảm bảo nhằm phấn đấu đạt mục tiêu Trung ương giao đến năm 2030 khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.
Dự thảo Luật bổ sung quy định người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và cũng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động; đồng thời trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) do NSNN đảm bảo.
Quy định này giúp tăng thêm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng mà NSNN không phát sinh tăng nhiều. Người lao động có thời gian đóng BHXH bắt buộc 5 năm, nếu không hưởng BHXH một lần thì có thể được hưởng trợ cấp hằng tháng ngay từ khi đủ tuổi nghỉ hưu thay vì phải chờ đến 75 tuổi.
Theo ông Đào Ngọc Dung, dự kiến, tổng số người được hưởng quyền lợi từ chính sách này tăng lên trên 800.000 người do giảm tuổi và khoảng 300.000 người do liên kết tầng trợ cấp hưu trí xã hội với tầng BHXH cơ bản (BHXH bắt buộc và tự nguyện).
Đồng thời, lần sửa đổi này cũng bổ sung một số nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Dự thảo Luật bổ sung 5 nhóm tham gia BHXH bắt buộc gồm: Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh); Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; Người lao động làm việc không trọn thời gian; và trường hợp không giao kết hợp đồng lao động.
Có nên để người lao động rút 50% bảo hiểm xã hội? Trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi trình Quốc hội, Chính phủ tiếp tục đưa ra hai phương án liên quan vấn đề xuất rút ... |
Một cổ đông lớn muốn mua thêm 1 triệu cổ phiếu PVI Mới đây, Công ty CP PVI (HNX: PVI) đã thông báo giao dịch cổ phiếu liên quan đến người nội bộ tại công ty. |
Hàng chục hiệp hội ngành hàng đề xuất giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội Có 13 hiệp hội ngành hàng vừa có văn bản góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trong đó, đề xuất ... |
Thiên Thanh