Số lượng cổ phiếu thay đổi niêm yết này được Eximbank phát hành để trả cổ tức cho cổ đông trước đó. Cụ thể, ngày 20/2 vừa qua, Eximbank đã chốt danh sách trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu để tăng vốn lên 14.814 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên ngân hàng này trả cổ tức cho cổ đông trong gần 1 thập kỷ, kể từ năm 2014.
Năm 2023, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2022. |
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý IV/2022 tại Ngân hàng Eximbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 cao gấp 3 lần năm 2021.
Trong đó, hầu hết các mảng kinh doanh đều mang lại lợi nhuận dương với thu nhập lãi thuần tăng tới 59% so với cùng kỳ, đạt 5.592 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 514 tỷ, tăng 19%, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 54% lên 606 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác (chủ yếu đến từ thu hồi xử lý nợ) tăng 68% lên 428 tỷ. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kém khả quan hơn, đạt 87 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, tổng thu nhập hoạt động của Eximbank đạt 7.233 tỷ đồng, tăng 53,6% so với năm trước. Chi phí hoạt động tăng 36% lên 3.420 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ CIR (chi phí/tổng thu nhập) có sự cải thiện đáng kể, giảm từ 53% xuống 47%.
Trong kỳ, Eximbank đã giảm chi phí dự phòng tới 90% so với cùng kỳ, chỉ ở mức 103 tỷ đồng, do những năm trước ngân hàng đã trích lập cao, và chất lượng tài sản có xu hướng chuyển biến tốt hơn.
Từ đó, lợi nhuận trước thuế quý IV/2022 tại Eximbank đạt 528 tỷ đồng, tăng 121% so với cùng kỳ. Như vậy, lợi nhuận cả năm tại ngân hàng này đạt 3.709 tỷ đồng. Trong năm 2022, Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 2.500 tỷ đồng, như vậy kết thúc năm tài chính 2022, Eximbank đã vượt 45% kế hoạch lợi nhuận.
Về chất lượng tài sản, tính tới ngày 31/12/2022, tổng tài sản Eximbank đạt 185.045 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cuối năm 2021. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14% lên 129.196 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng 8,2% lên 148.614 tỷ đồng.
Mới đây, ngân hàng vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Theo đó, Eximbank lên kế hoạch lãi trước thuế đạt 5.000 tỷ, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không quá 1,6% trong năm nay.
Cụ thể, năm 2023, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2022. Huy động vốn dự kiến tăng 11% lên 165.000 tỷ, dư nợ cấp tín dụng (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) tăng 12,3% lên 146.600 tỷ. Eximbank cũng cho biết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng này sẽ thực hiện trong điều kiện được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Lợi nhuận trước thuế năm 2023 mục tiêu là 5.000 tỷ, tăng 35% so với năm 2022. Cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Eximbank là 1,8%. Ngân hàng đặt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ này không quá 1,6% trong năm nay.
Tại Đại hội, Eximbank sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ. Cụ thể, ngân hàng dự kiến phát hành 265,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, từ đó tăng vốn điều lệ lên hơn 17.469 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành là 18%. Nguồn vốn thực hiện từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế năm trước (đến cuối năm 2021) và lợi nhuận của năm 2022 sau khi trích lập các quỹ.
Ngoài ra, hiện nay số lượng cổ phiếu quỹ của Eximbank là hơn 6 triệu cổ phiếu. Các cổ phiếu này được mua từ năm 2014 và được nắm giữ đến thời điểm hiện tại. HĐQT đề xuất bán hết số cổ phiếu quỹ này. Thời điểm bán sau khi hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 18%).
Cuộc họp dự kiến tổ chức vào ngày 14/4 tại Trung tâm Hội nghị GEM CENTER, TP. Hồ Chí Minh.
ACBS: Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng 2023 chậm lại, thu nhập ngoài lãi gặp khó ACBS dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 của các ngân hàng đạt 10%, không quá tích cực so với mức tăng trưởng của ... |
Eximbank dự kiến lãi trước thuế đạt 5.000 tỷ, nợ xấu kiểm soát không quá 1,6% trong năm 2023 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank – HOSE: EIB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. ... |
Sau năm lãi đậm, Eximbank (EIB) kỳ vọng giữ đà tăng trưởng trong 2023 Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 vừa được Eximbank công bố, ngân hàng này đặt kế hoạch mục tiêu tổng tài sản ... |
Thiên Ân