NHNN duy trì xu hướng rút ròng: "Đi trước, đón đầu" quyết định của Fed? |
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital) đã bán ra 783.322 cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – Mã: TPB), tương đương 0,049% vốn điều lệ ngân hàng.
Giao dịch được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh. Thời gian thực hiện giao dịch từ 30/1 đến 28/2. Sau khi thực hiện giao dịch, FPT Capital không còn nắm giữ cổ phần nào tại TPBank.
FPT Capital đã bán toàn bộ cổ phiếu nắm giữ tại TPBank |
Hiện, ông Shuzo Shikata, Phó Chủ tịch HĐQT TPBank đồng thời giữ chức vụ Thành viên HĐQT FPT Capital. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt đang đảm nhiệm vị trí Thành viên Ban kiểm soát TPBank và Tổng Giám đốc FPT Capital.
Trước đó, FPT Capital đã đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu TPB tương đương 0,063% vốn điều lệ ngân hàng. Tuy nhiên công ty chỉ giao dịch được 216.678 cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận do chưa đạt kỳ vọng về giá.
783.322 cổ phiếu còn lại đã được FPT Capital đăng ký bán trong thời gian từ 12/12/2022 đến 10/1/2023 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận nhưng do chưa đạt kỳ vọng về giá nên giao dịch cũng đã không hoàn tất. Đến nay công ty mới bán thành công số cổ phiếu này.
Ngoài ra, Công đoàn TPBank đăng ký mua 227.000 cổ phiếu TPB thực hiện qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch là từ 3/3 đến 31/3. Nếu giao dịch thành công, Công đoàn TPBank sẽ nắm giữ 704.440 cổ phiếu, tương đương 0,04453% vốn điều lệ ngân hàng.
Mục đích thực hiện giao dịch là chuyển quyền sở hữu do Công đoàn TPBank mua lại cổ phiếu TPB đã phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty năm 2020 của cán bộ nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 2, giá cổ phiếu TPB dừng ở mức 23.300 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá này, FPT Capital có thể thu về hơn 18 tỷ đồng từ việc bán cổ phần.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/2, giá cổ phiếu TPB ở mức 23.300 đồng/cp. |
Sắp tới, TPBank dự kiến chốt danh sách cổ đông vào ngày 21/3 để trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu. Thời gian chi trả dự kiến là ngày 3/4. Đây là lần đầu tiên TPBank trả cổ tức bằng tiền mặt kể từ năm 2012.
Nguồn vốn chi trả lấy từ lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021 sau khi trích lập các quỹ theo báo cáo tài chính năm 2021 của TPBank đã kiểm toán.
Theo tài liệu đã công bố, lợi nhuận còn lại và các quỹ thặng dư lũy kế đến hết năm 2022 của TPBank đạt hơn 13.364 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021 sau khi trích lập các quỹ là hơn 5.486 tỷ đồng. Với khoảng 1,58 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính TPBank sẽ phải chi 3.955 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Về kết quả kinh doanh, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 đạt 7.828 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, song không đạt kế hoạch lợi nhuận năm là 8.200 tỷ đồng.
Phía ngân hàng cho biết mức lợi nhuận trên đến từ việc gia tăng dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại để tăng thu nhập từ phí. Ngoài ra, sự phục hồi của khách hàng được giãn nợ trong thời kỳ dịch bệnh góp phần gia tăng nguồn thu của ngân hàng. Trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn các năm trước.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt gần 11.387 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Các khoản thu nhập ngoài lãi của TPBank cũng tăng mạnh 18,4% lên hơn 4.200 tỷ đồng, phần lớn được hỗ trợ bởi nguồn thu đáng kể từ hoạt động dịch vụ với 2.692 tỷ đồng (tăng 75% so với cùng kỳ).
Cùng với đó, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh khác tăng lần lượt 10% và 186% so với năm 2021. Trong khi đó, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư giảm 70%.
Cả năm 2022, chi phí dự phòng của TPBank giảm 37% xuống còn 1.884 tỷ đồng. Riêng trong quý IV, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng giảm đến 80% từ 560 tỷ xuống còn 115 tỷ.
Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 328.600 tỷ đồng, tăng 12,2% so với đầu năm. Trong đó cho vay khách hàng tăng 14% lên gần 161.000 tỷ đồng, dự phòng rủi ro cho vay tăng 3,8%. Tiền gửi khách hàng tăng mạnh 40% lên gần 195.000 tỷ.
Về chất lượng tín dụng, nợ xấu của TPBank tính đến cuối năm 2022 là 1.357 tỷ đồng, chiếm 0,84% tổng dư nợ, tăng 17,3% so với đầu năm. Chủ yếu do nợ nhóm 5 tăng gần 70% lên 505 tỷ đồng.
Petrolimex (PLX) muốn đấu giá 120 triệu cổ phiếu PG Bank (PGB) Trong ngày cuối cùng của tháng 2, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex (Petrolimex, HOSE: PLX) thông qua phương án chào bán 120 triệu ... |
Triển vọng cổ phiếu của các ngân hàng sắp được nới room tín dụng Tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét cấp room tín dụng cho một số ngân hàng, được biết những ngân hàng này đều ... |
UOB hoàn tất mua lại mảng ngân hàng tiêu dùng của Citigroup tại Việt Nam Ngày 1/3/2023, Ngân hàng UOB cho biết đã hoàn tất thu mua mảng ngân hàng tiêu dùng của Citigroup tại Việt Nam, bao gồm việc ... |
Lâm Tuyền