Giá cước vận tải tăng cao, kinh doanh dự báo thuận lợi, cổ phiếu PV Trans (PVT) có được như kỳ vọng?

30/11/2023 - 20:35
(Bankviet.com) Giá cước vận tả biển được dự đoán sẽ tiếp tục neo cao, thậm chí tăng lên do chênh lệch cung - cầu trở nên phân hóa rõ rệt hơn, từ đó thúc đẩy tích cực đến kết quả kinh doanh của Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans, HOSE: PVT).

Giá cước neo cao do nguồn cung vận chuyển khan hiếm

Theo báo cáo của nhiều tổ chức định chế tài chính trong và ngoài nước, giá cước vận tải dầu thô thế giới trong giai đoạn 2023-2024 sẽ neo ở mức cao nhờ nhu cầu vận chuyển tăng cao, quãng đường vận chuyển bị kéo dài nhưng nguồn cung tàu lại hạn chế.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong năm 2024 Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu dầu thô từ Brazil và Mỹ - vốn được vận chuyển trên các tàu VLCC với hải trình lớn hơn so với nhập khẩu từ Trung Đông. Trung Quốc hiện là đất nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Nguồn cầu vận tải dầu thô tăng nhanh hơn mức độ đáp ứng của nguồn cung trong bối cảnh số lượng tàu đóng mới ít, tốc độ di chuyển của tàu phải giảm xuống theo các quy định hàng hải mới.

Những cơ hội trên giúp củng cố triển vọng kinh doanh khởi sắc cho nhiều doanh nghiệp vận tải dầu trên toàn cầu, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans, HOSE: PVT) không là ngoại lệ.

Mảng vận tải dầu sản phẩm, hóa chất tăng trưởng khả quan

Hoạt động kinh doanh của PV Trans còn kỳ vọng lạc quan bởi mảng vận tải dầu sản phẩm/ hóa chất. Tình trạng chênh lệch cung - cầu trên thị trường vận tải dầu sản phẩm/hoá chất trong năm 2024 dự kiến sẽ rõ rệt hơn so với năm 2023, khiến nguồn cung khan hiếm, từ đó giá cước vận chuyển tăng mạnh.

Phần lớn hợp đồng vận tải dầu sản phẩm của PV Trans được ký với thời hạn 6 tháng (3+3) đến 1 năm. Dựa trên bối cảnh này, MBS Research dự kiến biên lợi nhuận gộp mảng vận tải dầu sản phẩm/hoá chất của PV Trans trong năm 2023 và năm 2024 lần lượt tăng 22,6% và 22,1%.

Đáng chú ý, doanh thu mảng vận tải này của PV Trans trong năm 2024 có thể tăng hơn 22% so với năm 2023 nhờ việc đưa vào vận hành các tàu mới. PV Trans lên kế hoạch mở rộng đội tàu dầu sản phẩm/hóa chất lên tới 33 tàu vào năm 2024, trong khi số lượng tàu dầu sản phẩm/hóa chất của PV Trans tính tới hết tháng 10 là 22 tàu với tổng trọng tải khoảng 500.000 DWT – tương đương 36% tổng trọng tải đội tàu của doanh nghiệp này.

Giá cước vận tải tăng cao, kinh doanh dự báo thuận lợi, cổ phiếu PV Trans (PVT) có được như kỳ vọng?
Thị giá PVT biến động trong vùng 26.000 đồng phiên sáng 30/11/2023.

Giá trị cổ phiếu biến động

Diễn biến trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên ngày 29/11, cổ phiếu PVT ghi nhận tăng 1,76% so với phiên trước, hiện đang giao dịch trong vùng giá khoảng 26.000 đồng/cp. So với thời điểm đầu năm, thị giá PVT đã tăng 169% giá trị. Ngoài ra, so với ngày lập đỉnh 13/10, PVT đang giảm hơn 15% giá trị. Trước những rung lắc của thị trường, cổ phiếu PVT có nhiều phiên tăng giảm liên tục, hầu hết là ở vùng giá kém tích cực sau ngày lập đỉnh giữa tháng 10.

Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu PVT đang đạt trong vùng tăng giá mạnh với chỉ số sức mạnh và chỉ số xu hướng đều vượt ngưỡng 101 điểm. Mặc dù PV Trans đang có những dự báo tích cực, triển vọng kinh doanh tăng trưởng nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn đưa ra nhiều lập luận trái chiều khi cổ phiếu này có thể đi xuống vùng suy giảm bất cứ thời điểm nào. Chỉ số lãi trên cổ phiếu EPS đạt 2.926 điểm và chỉ số P/E đạt 8,95 điểm. Tổng giá trị giao dịch phiên 29/11 đạt khoảng 161 tỷ đồng.

Trong bối cảnh tích cực của dịch vụ vận tải dầu khí, CTCK Quân đội (MBS) đưa ra khuyến nghị MUA với giá mục tiêu cổ phiếu PVS là 26.800 đồng, tức chỉ cao hơn vùng giá đang giao dịch khoảng 3%. Mức giá này phản ánh kỳ vọng của MBS về việc lợi nhuận duy trì khả quan trong giai đoạn 2023- 2024 so với mức nền cao của năm 2022 do cung tàu chở dầu thế giới tiếp tục thu hẹp trong khi cầu thế giới giữ đà tăng. Các rủi ro chính đối với khuyến nghị bao gồm: chi phí lãi vay tăng cao hơn dự kiến, giá cước cho thuê không cao như kỳ vọng và đội tàu mở rộng chậm hơn dự kiến.

Trong khi đó, các Chuyên viên phân tích tới từ CTCK VNDIRECT (VND) hạ khuyến nghị xuống TRUNG LẬP với giá mục tiêu cao hơn là 28.500 đồng. CTCK này nâng giá mục tiêu thêm 8,4% lên 28.500 đồng nhờ: (1) tăng dự phóng EPS năm 2023-25 lên 8,1%/1,8%/1,4% và (2) giảm giả định WACC do điều chỉnh giảm lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro thị trường. Tuy nhiên, chúng tôi hạ khuyến nghị xuống TRUNG LẬP vì các chuyên viên cho rằng đợt tăng giá cổ phiếu gần đây đã phần nào phản ánh các yếu tố tích cực có thể thúc đẩy giá cổ phiếu. Rủi ro tăng giá là giá cước thuê tàu chở dầu cao hơn kỳ vọng và thu nhập bất thường từ việc thanh lý tàu cũ. Rủi ro giảm giá đến từ giá cước thuê tàu thấp hơn kỳ vọng và lãi suất cao hơn kỳ vọng.

Khối ngoại quay xe "xả hàng" toàn phiên, lực mua trên HNX tăng đột biến

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/11, thanh khoản giao dịch của khối ngoại đảo tay tháo hàng với tổng giá trị bán ròng đạt ...

Kỳ vọng giành được gói thầu 100 triệu USD, cổ phiếu PTSC (PVS) đột biến thanh khoản

Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) được kỳ vọng có thể giành được gói thầu trị giá 100 ...

FDI tăng mạnh trong tháng 11, cổ phiếu BĐS khu công nghiệp "hút tiền"

Trong tháng 11, tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ghi nhận mức tăng tương đối mạnh.

Mộng Diệp

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán