Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần 9/10, thị trường chứng khoán diễn biến tương đối sôi động với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu dầu khí. Ghi nhận tại thời điểm 9 giờ 15 phút sáng, các cổ phiếu BSR, PVD, PXT, PLX, PSH,... đồng loạt tăng từ 3% - 7%. Cá biệt, PSH và PXT đồng loạt lộ tím với thanh khoản tăng mạnh.
Đà tăng của nhóm cổ phiếu dầu khí trong phiên hôm nay được cho xuất phát từ pha đảo chiều của giá dầu thế giới. Theo dữ liệu mới nhất, giá dầu WTI đang được giao dịch ở mốc 86 USD, trong khi dầu Brent được giao dịch ở quanh mốc 88 USD. Trước đó, dầu WTI và dầu Brent đồng loạt bước vào pha giảm giá sau khi chạm mốc 95 USD. Pha đảo chiều của giá dầu thế giới được cho là xuất phát từ xung đột tại Israel.
Giá dầu thế giới bất ngờ đảo chiều do tác động của chiến tranh. |
Cả Israel và Palestine đều không phải là những nhà cung cấp lớn trên thị trường dầu lửa, nhưng xung đột này xảy ra tại Trung Đông - “vựa” dầu lớn của thế giới, và xung đột có khả năng leo thang cao hơn. Israel có 2 nhà máy lọc dầu với tổng công suất khoảng 300.000 thùng/ngày. Theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA), nước này gần như không sản xuất dầu thô hay khí ngưng tụ. Lãnh thổ Palestine cũng không sản xuất dầu.
Theo ông Vandana Hari, CEO của công ty nghiên cứu thị trường Vanda Insights, giá dầu sẽ tăng vọt khi các thị trường mở cửa trở lại vào ngày thứ Hai. Sự gia tăng của phần bù rủi ro là mặc định, cho tới khi thị trường tin rằng sự kiện này không mở màn cho một phản ứng dây chuyền và nguồn cung dầu khí ở Trung Đông không bị ảnh hưởng.
Cùng quan điểm với ông Hari, ông Iman Nasseri, giám đốc khu vực Trung Đông của công ty tư vấn năng lượng Facts Global Energy nhận định: “Ảnh hưởng đối với giá dầu sẽ hạn chế trừ phi xung đột nhanh chóng lan rộng thành một cuộc chiến tranh khu vực, với sự dính líu của Mỹ, Iran và các quốc gia khác ủng hộ các bên liên quan trong cuộc chiến”.
Một số chuyên gia khác bày tỏ mối lo về Iran - một nước sản xuất dầu lớn. Xuất khẩu dầu của nước này đã bị hạn chế kể từ khi nước Mỹ thời Tổng thống Donald Trump rút khỏi thoả thuận hạt nhân và tái áp các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Tehran. Trong 1 năm trở lại đây, Mỹ và Iran nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân, và xuất khẩu dầu của nước này cũng tăng trở lại.
“Với sự khuyến khích của Mỹ và các cuộc đàm phán hạt nhân bí mật, sản lượng khai thác dầu và xuất khẩu dầu thô của Iran đã tăng thêm khoảng 600.000 thùng/ngày lên mức 3,2 triệu thùng/ngày trong thời gian từ cuối năm 2022 đến giữa 2023”, một báo cáo của Citi viết.
Bởi vậy, nếu xung đột lan rộng ra khu vực và có sự dính líu của Iran, nguồn cung dầu từ Trung Đông có thể bị ảnh hưởng.
“Rủi ro nằm ở chỗ xung đột có thể lan ra khu vực. Nếu Iran bị kéo vào xung đột, vấn đề nguồn cung sẽ xảy ra. Nhưng hiện tại, chúng ta chưa ở vào giai đoạn đó”, chuyên gia Henning Gloystein của công ty tư vấn Eurasia Group nhận định. Ông cũng khẳng định các cuộc tấn công vào cuói tuần vừa rồi “chưa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu”.
SGI Capital: Không ít cổ phiếu có lợi nhuận và giá vượt đỉnh lịch sử Chuyên gia của SGI Capital cho rằng, nhiều cổ phiếu sẽ có đáy mới trong 2024, nhưng cũng không ít cổ phiếu có lợi nhuận ... |
Nhận định chứng khoán ngày 9/10: Thị trường tiếp tục quán tính tăng điểm Giằng có quanh ngưỡng 1.100 điểm trong cả phiên sáng 6/10, VN-Index bật tăng trong phiên chiều và đóng cửa tại mốc 1.128,54 điểm, tăng ... |
Chiến lược đầu tư cổ phiếu đón mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III MBS dự báo, dòng tiền thông minh có thể bắt đầu nhập cuộc trong tuần mới khi chỉ số VN-Index đã giảm 150 điểm (- ... |
Góc nhìn đa chiều