Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Brazil là nước sản xuất đường lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu đường chính. Khoảng 70% sản lượng đường của Brazil được xuất khẩu, chiếm 49% xuất khẩu toàn cầu.
Sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2023/24 ước đạt kỷ lục 45,68 triệu tấn. Nguồn: USDA, Chứng khoán Phú Hưng |
Tuy nhiên, đợt cháy rừng dữ dội trên các cánh đồng mía ở phía bắc bang Sao Paulo ngày 24/8 vừa qua đã làm thiệt hại một số diện tích trồng mía, dẫn đến việc sản lượng mía thu hoạch giảm sút và làm suy yếu chất lượng mía, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng đường.
Giá đường toàn cầu đã phản ứng nhanh chóng với tình hình này, tăng mạnh trên các sàn giao dịch quốc tế. Theo các chuyên gia, tình trạng giảm cung này có thể kéo dài, gây áp lực lớn lên giá đường trong thời gian tới.
Giá đường thế giới tăng mạnh lên mức 434 USD/tấn. Nguồn: International Sugar Organization; Thomson Reuters Datastream; World Bank. |
Theo thông tin từ nhóm ngành mía đường Orplana, đã xảy ra khoảng 2.000 vụ cháy trong cuối tuần qua. Mặc dù mưa sau đó đã giúp giảm nguy cơ bùng phát thêm, nhưng vẫn có đến 60.000 ha diện tích cây trồng bị ảnh hưởng.
Tình hình có thể kéo dài đến hết năm tới, vì các đám cháy đã ảnh hưởng đến mía đang nảy mầm. Trong những trường hợp như vậy, nhiệt độ cao có thể làm hỏng nghiêm trọng hệ thống rễ cây, dẫn đến việc người sản xuất có thể phải trồng lại mía hoặc đối mặt với vụ thu hoạch kém trong mùa tới.
Theo hai ước tính sơ bộ từ Green Pool Commodity Specialists và Công ty tài chính FG/A, khoảng 5 triệu tấn mía có thể đã bị mất ở Sao Paulo do các vụ cháy, tương đương khoảng 1,4% sản lượng mía của khu vực này. Nhà sản xuất hàng đầu Raizen SA cho biết khoảng 1,8 triệu tấn mía của họ và các nhà cung cấp đã bị ảnh hưởng, tương đương khoảng 2% tổng sản lượng dự kiến cho vụ mùa 2024/25. Công ty cho biết sẽ chế biến lượng mía bị ảnh hưởng, nhưng các nhà máy cần nhanh chóng thực hiện vì mía bắt đầu mất chất lượng chỉ sau vài ngày đốt.
Hiện tại, QNS sở hữu hai vùng nguyên liệu mía lớn nhất tại Việt Nam. Đầu tiên là khu vực tại tỉnh Gia Lai (nhà máy An Khê), với diện tích 26.000 ha (dự kiến có thể mở rộng lên 40.000 ha trong tương lai). Thứ hai là khu vực ở Quảng Ngãi (nhà máy Phổ Phong), có diện tích 2.500 ha. Cả hai khu vực này cung cấp khoảng 2 triệu tấn mía mỗi năm, đáp ứng công suất ép mía 20.000 tấn/ngày, chiếm 14% tổng công suất toàn quốc, giúp QNS trở thành doanh nghiệp mía đường lớn thứ hai tại Việt Nam.
Mảng đường và sữa đậu nành là động lực tăng trưởng chính của QNS với tổng tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu chiếm khoảng 80% - 85%. Trong đó, tỷ trọng mảng đường liên tục mở rộng từ mức 23% vào Quý I năm 2022 lên mức 38% vào Qúy II năm 2024.
Trong Qúy II năm 2024, mảng đường đã chứng kiến sự sụt giảm với doanh thu và lợi nhuận gộp do sản lượng sụt giảm nhẹ dù giá đường nội địa trong Quý 2 vẫn neo cao hơn so với cùng kỳ. Lũy kế 6T2024, doanh thu mảng đường đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.184 tỷ đồng trong khi lợi nhuận gộp tăng 25,7% so với cùng kỳ, đạt 692 tỷ đồng nhờ giá đường nội địa trung bình vẫn cao hơn so với nửa đầu năm ngoái.
Lợi nhuận gộp mảng đường qua các quý của QNS, Nguồn: Chứng khoán Phú Hưng |
Việc giá đường toàn cầu tăng có thể dẫn đến việc tăng giá đường trong nước, qua đó, QNS có thể tận dụng sự điều chỉnh này để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận từ thị trường nội địa.
Ngoài ra, giá đường quốc tế tăng cao có thể mở ra cơ hội xuất khẩu lớn hơn cho các nhà sản xuất không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Đường Quảng Ngãi có thể khai thác cơ hội này để mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là vào các khu vực có nhu cầu cao.
Sự sụt giảm về doanh thu của mảng đường trong Quý 2 đã được bù đắp bởi mảng sữa đậu nành khi dần lấy lại phong độ hơn so với các quý trước. Theo đó, doanh thu thuần mảng sữa đậu nành đạt 1,185 tỷ đồng và lợi nhuận gộp đạt 735 tỷ đồng. QNS cũng chứng kiến sự thay đổi về cơ cấu doanh thu với tỷ trọng mảng sữa đang dần gia tăng. Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu sữa đậu nành không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,216 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp của mảng sữa có phần sụt giảm nhẹ, đạt 759 tỷ đồng (-5,2% so với cùng kỳ).
Lũy kế 6 tháng đầu năm, QNS đạt hơn 1.222 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (cùng kỳ năm 2023 đạt hơn 1.208 tỷ đồng).
Lợi nhuận gộp mảng sữa qua các quý. Nguồn: Chứng khoán Phú Hưng |
Để thúc đẩy doanh số trong bối cảnh thị trường sữa dần bão hòa, mới đây QNS đã chính thức tung hai sản phẩm sữa hạt là Veyo yến mạch, Veyo nut 5 loại hạt cùng dòng sữa chua với khách hàng mục tiêu ở khu vực thành thị, có thu nhập tốt.
Sau 2 tháng ra mắt, sản phẩm có mặt ở hầu hết cửa hàng lớn trên kênh GT cùng các hệ thống MT lớn: BigC, Gao, Saigon Co.op, Lotile, Lan Chi, CircleK, 4 sàn thương mại điện tử lớn. Quy trình sản xuất sữa hạt vẫn dựa trên hệ thống sản xuất sữa đậu nành, nhưng sẽ trang bị thêm thiết bị từ châu Âu, Úc. Biên lợi nhuận sẽ cao hơn so với sữa đậu nành (hơn 40%).
Theo báo cáo mới nhất, trong nửa đầu năm 2024, ngành hàng sữa hạt đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng 51% so với cùng kỳ. Và mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành sữa hạt là rất ấn tượng, song việc đóng góp của nó vào tổng doanh thu ngành sữa vẫn còn hạn chế, chiếm chưa tới 1% vào tổng doanh thu ngành sữa chung. Điều này cho thấy mặc dù có sự tăng trưởng nhanh chóng, sữa hạt vẫn chưa đạt được mức ảnh hưởng đáng kể trong thị trường sữa rộng lớn.
Cập nhật giá vàng 20/8/2024: Vàng SJC tăng mạnh, vàng thế giới lập kỷ lục Giá vàng trong nước ngày 20/8/2024 tăng mạnh, với vàng miếng SJC và các loại vàng 9999 niêm yết ở mức 79,00 - 81,00 triệu ... |
Hưởng lợi từ thị trường vàng, vốn hóa của PNJ vọt lên 1,4 tỷ USD Vàng từ lâu đã là một kim loại quý được ưa chuộng trong ngành trang sức. Tuy nhiên, việc giá vàng trong nước gần đây ... |
Phương Nguyễn