Giá thép tăng 17 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch
Giá thép hôm nay giao kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 17 Nhân dân tệ, lên mức 3.659 Nhân dân tệ/tấn.
Xuất khẩu thép Trung Quốc vọt lên cao nhất 7 năm gây áp lực lớn cho Ấn Độ
Trên thế giới, Ấn Độ vốn được xếp vào nhà sản xuất thép lớn thứ hai. Nhưng hiện tại nước này đang vật lộn với sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.
Cụ thể, nhập khẩu thép tháng 6/2023 của Ấn Độ đã tăng 5,9% so với tháng trước và 7,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Trung Quốc đứng số một trong các quốc gia xuất khẩu thép vào nước này.
Bên cạnh Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu thép từ Việt Nam sang Ấn Độ cũng tăng mạnh.
Vào tháng 6 năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu thép của Trung Quốc là 26,1% trong tổng lượng nhập khẩu thép của Ấn Độ, trong khi tỷ trọng của Việt Nam chỉ là 1%. Tuy nhiên, đến tháng 6/2023, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh lên 37,1%, trong khi tỷ trọng của Việt Nam tăng lên 4,8%.
Loại thép nhập khẩu này thường được bán với giá thấp hơn đáng kể so với các đối tác Ấn Độ. Điều này tạo ra những thách thức lớn cho các nhà sản xuất Ấn Độ đang cố gắng duy trì tính cạnh tranh. Do đó, nhiều nhà máy thép trong nước của Ấn Độ buộc phải đóng cửa hoặc cắt giảm hoạt động, dẫn đến tình trạng mất việc làm đáng kể trong ngành.
Một năm trở lại đây, ngành công nghiệp thép số một toàn cầu của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụt giảm kéo dài nhiều tháng trong lĩnh vực bất động sản khổng lồ, đẩy giá thép xuống mức thấp nhất trong ba năm vào tháng 5 năm nay.
Trước bối cảnh này, trên thế giới, nhu cầu mạnh về thép, chủ yếu từ châu Á và châu Phi đã và đang giúp hạn chế lượng tồn kho lớn và cho phép các nhà máy thép Trung Quốc tiếp tục hoạt động.
Các nhà phân tích dự đoán khối lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc năm 2023 có thể dễ dàng vượt qua mức 67,32 triệu tấn của năm 2022 để đạt tới 77 triệu tấn.
Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân khiến thép Trung Quốc liên tục xuất khẩu đạt số lượng lớn trên toàn cầu là đồng nhân dân tệ yếu đi có lợi cho xuất khẩu. Ngoài ra, giá xuất khẩu thép của Trung Quốc đang hấp dẫn. Chính điều này cũng tạo một mặt bằng giá thấp và tạo áp lực lớn lên thị trường thép của các nước trong khu vực, thậm chí là chính thép của Việt Nam.
Để đối phó với tác động bất lợi từ xuất khẩu thép của Trung Quốc, các nhà sản xuất thép Ấn Độ gần đây đã bắt đầu thúc giục chính phủ áp đặt lệnh ngừng nhập khẩu đối với thép. Hạn ngạch nhập khẩu về cơ bản có chức năng như một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Lý do đằng sau lời kêu gọi này là để tạo sân chơi bình đẳng và bảo vệ ngành thép Ấn Độ khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh.
Ấn Độ là quốc gia sản xuất thép lớp thứ 2 thế giới với sản lượng khoảng 124,8 triệu tấn trong năm 2022. Do đó việc xuất khẩu thép của Ấn Độ giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy tình hình tiêu thụ thép suy yếu trên toàn cầu, làm giảm triển vọng tiêu thụ quặng sắt. Điều này gây sức ép lên giá, khiến quặng sắt giảm trong thời gian qua.
Xuất khẩu thép của Trung Quốc vọt lên cao nhất 7 năm gây áp lực không chỉ cho "đế chế" thép thứ hai thế giới là Ấn Độ mà còn lên cả thị trường thép toàn cầu. |
Thép trong nước giảm giá lần thứ 15
Ngày 22/7, thép thanh vằn D10 CB300 của các thương hiệu thép nội địa đồng loạt giảm từ 100-110 đồng/kg. Đây là phiên giảm giá thứ 15 liên tiếp của thị trường thép trong nước. Trước tình trạng giá thép giảm sâu nhưng vẫn tiêu thụ ế ẩm, doanh nghiệp thép trong nước đối mặt với việc lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng.
Thị trường thép trong nước được nhận định tiếp tục khó khăn trong ngắn hạn. Hiện tại, ở các tỉnh phía Bắc đang là mùa mưa - mùa thấp điểm của xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ thép. Năm nay, việc nhu cầu thép xây dựng vốn đang ở mức thấp lại cộng thêm tác động của thời tiết xấu được cho là sẽ tác động đến lớn đến tình hình tiêu thụ thép trong thời gian tới.
Sau 15 phiên giảm, giá thép hôm nay cụ thể như sau:
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với thép thanh vằn D10 CB300 tiếp tục giảm 100 đồng xuống còn 14.140 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.040 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, với thép cuộn CB240 có giá 13.740 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.890 đồng/kg - giảm 100 đồng.
Thép Việt Đức không có biến động, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.090 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg.
Thép Việt Sing đồng loạt hạ giá bán, với thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, xuống mức 13.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 sau khi giảm 110 đồng, hiện còn 13.800 đồng/kg.
Thép VAS lần lượt giảm 300 đồng và 200 đồng, tương ứng với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.500 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng có giá 13.700 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.800 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng từ mức giá 14.090 đồng/kg xuống còn 13.990 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng, có giá 14.340 đồng/kg.
Thép VAS đồng loạt giảm, hiện thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.650 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.600 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.590 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.690 đồng/kg - giảm 100 đồng.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng, hiện có giá 14.090 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng, có giá 13.700 đồng/kg.
Thép Pomina không thay đổi, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.480 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.890 đồng/kg.
Nguyễn Duyên