Giá vàng SJC đứng mốc 66,9 triệu đồng, vàng thế giới giảm nhẹ Giá vàng SJC tăng lên 67,1 triệu đồng, chênh lệch mua - bán thu hẹp Giá vàng SJC trong nước giảm nhẹ về dưới 67 triệu đồng |
Tại thời điểm khảo sát lúc 13h30 ngày 22/4, Tập đoàn DOJI niêm yết chiều mua vào ở ngưỡng 66,40 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 66,95 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng tại DOJI là 550.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC niêm yết, giá vàng mua vào 66,35 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 67,05 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC đang là 700.000 đồng/lượng.
Bên cạnh đó, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu hiện đứng ở mức 55,93 – 56,88 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng SJC trong nước ở mức 67 triệu đồng |
Giá vàng thế giới được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 1.983,9 USD/ounce. Giá vàng thế giới đang giảm sâu, về mức thấp nhất trong 2 tháng qua do chịu tác động chốt lời từ nhà đầu tư. Với mức giá khoảng 1.983,9 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 57,23 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 9,84 triệu đồng/lượng.
Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), một số ngân hàng trung ương đã chuyển sang bán ròng vàng trong tháng 3 khi giá mặt hàng kim loại quý tăng vọt lên ngưỡng 2.000 USD/ounce.
Theo Ngân hàng TD Securities, giá vàng có nguy cơ giảm trong quý II/2023. Tuy nhiên về dài hạn, giá vàng có thể tăng lên mức bền vững là 2.100 USD/ounce vào cuối năm nay. Dù chịu áp lực bán tháo nhưng Ngân hàng TD Securities (Canada) cho biết trong báo cáo mới nhất rằng, vàng vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng lên mức 2.100 USD/ounce vào cuối năm 2023. Hiện nay, vàng tiếp tục được xem là hàng rào bảo vệ an toàn tài sản trước các cuộc khủng hoảng ngân hàng.
Thời gian tới, các thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu vĩ mô mới, bao gồm GDP quý 1 của Hoa Kỳ và chỉ số giá PCE. Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết, dữ liệu kinh tế sắp tới của Hoa Kỳ, đặc biệt là dữ liệu GDP và chỉ số giảm phát giá đối với chi tiêu của người tiêu dùng, là thước đo lạm phát ưa thích của Fed, có thể gây ra một số biến động về giá.
Thanh Vân