Giá xăng dầu hôm nay 30/5/2024: Có thể giảm mạnh, sẽ về mức 22.000 đồng/lít? | |
Giá xăng, dầu trong nước chiều nay đồng loạt lao dốc: Xăng E5RON92 trượt xa mốc 22.000 đồng/lít |
Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần trước, giá dầu tăng hơn 1% do kỳ vọng OPEC+ sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng và sự suy yếu của đồng USD đi cùng với đó là xung đột chưa có dấu hiệu dừng lại ở Trung Đông - điều này khiến giá dầu thế giới suy giảm nhẹ.
Nguồn ảnh: Internet |
Điều này đã thể hiện trong phiên giao dịch thứ 3 của tuần do là giá dầu thô giảm khoảng 1% do lo ngại về nhu cầu xăng yếu của Mỹ và dữ liệu kinh tế có thể khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu WTI đạt ngưỡng 77 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao dịch ở mức 81,27 USD/thùng.
Tại cuộc họp của OPEC+ tổ chức trực tuyến vào ngày 2/6 giới đầu tư đang chờ đợi để xem tổ chức này liệu có kéo dài việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng dầu mỗi ngày đến nửa cuối năm nay hay không. Theo các nhà phân tích, nhu cầu nhiên liệu yếu và dự trữ dầu thô toàn cầu ngày càng gia tăng có thể thuyết phục các nhà sản xuất OPEC+ và duy trì việc cắt giảm sản lượng trong chính cuộc họp này.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến mức tăng của nhu cầu dầu trong năm 2025 chậm hơn nhiều và chỉ 1,2 triệu thùng mỗi ngày. Một số chuyên gia cũng chỉ ra rằng, do lo ngại về nhu cầu xăng yếu của Mỹ và dữ liệu kinh tế có thể khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn khiến giá dầu đảo chiều lao dốc khoảng 1% ở phiên giao dịch thứ 3 của tuần.
Mặc dù niềm tin của người tiêu dùng Mỹ bất ngờ cải thiện trong tháng 5 nhưng nhiều hộ gia đình vẫn lo ngại lạm phát sẽ kéo dài. Thực tế tồn kho xăng của Mỹ tăng vọt 2 triệu thùng (theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ) cùng với báo cáo nhu cầu nhiên liệu yếu của Mỹ đã đẩy giá dầu trượt sâu thêm khoảng 2% ở phiên giao dịch thứ 4.
Trong phiên giao dịch thứ 5 và cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu đã xác lập kỷ lục mới giảm bất chấp dữ liệu PCE (tăng 0,3% trong tháng 4) cho thấy, lạm phát trong tháng 4 của Mỹ đang đi ngang. Chính điều này đã củng cố khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Như vậy là sau 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tuần qua giá dầu Brent đã giảm 0,6%, giá dầu WTI giảm 1% trong tuần và ghi nhận tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp.
Trong nước, theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 30/5, giá xăng E5 RON92 giảm 518 đồng/lít và giao dịch không cao hơn 21.759 đồng/lít; trong khi đó, giá xăng RON95 giảm 694 đồng/lít và giao dịch không cao hơn 22.519 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu tăng, giảm tùy loại. Cụ thể, giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít, không cao hơn 19.747 đồng/lít. Còn giá dầu hỏa tăng 29 đồng/lít, không cao hơn 19.931 đồng/lít và giá dầu mazut tăng 25 đồng/kg, không cao hơn 17.538 đồng/kg.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá xăng có 12 lần tăng và 10 lần giảm. Mặt hàng dầu có 10 lần tăng, 12 lần giảm. Tương tự kỳ điều hành trước, liên Bộ không trích đã không chi sử dụng từ Quỹ bình ổn giá với các mặt hàng nhiên liệu. Theo lý giải của Bộ Công Thương, giá xăng dầu trong nước có sự thay đổi như trên do chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Đồng USD Mỹ giảm giá, tâm lý lo ngại về lãi suất của Mỹ không giảm xuống trong thời gian dài, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn; OPEC+ có thể duy trì chính sách hạn chế nguồn cung dầu thô tại cuộc họp vào đầu tháng 6/2024, …
Ngoài ra, các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng. Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục không trích lập, không chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, cơ quan điều hành thực hiện 22 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó có 9 kỳ tăng đồng loạt, 6 kỳ giảm giá, 7 kỳ giảm giá xăng dầu tăng, giảm đan xen.
Nhà điều hành cho biết giá nhiên liệu tuần qua biến động do đồng USD giảm giá và tâm lý lo ngại Mỹ không hạ lãi suất trong thời gian dài. Bên cạnh đó, OPEC+ có thể duy trì chính sách hạn chế nguồn cung tại cuộc họp vào đầu tháng 6. Bình quân 7 ngày, giá xăng thành phẩm giảm 3,2-3,8%, dầu biến động trái chiều. Theo đó, mỗi thùng xăng RON xuống 92,9 USD, dầu diesel ở mức 95,8 USD, mazut lên 515,6 USD mỗi tấn.
Giá xăng, dầu trong nước chiều nay đồng loạt lao dốc: Xăng E5RON92 trượt xa mốc 22.000 đồng/lít Từ 15h chiều nay (30/5), giá xăng dầu trong nước Từ 15h chiều nay (30/5), giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm theo điều ... |
Giá xăng dầu hôm nay 31/5/2024: Xăng trong nước về mức cực thấp Giá xăng trong nước chiều ngày 30/5 được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 700 ... |
Thanh Hằng