Ngày 17/1 vừa qua, BHXH TP.HCM công bố danh sách 100 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên. Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UPCoM: HBC) dẫn đầu danh sách với khoản nợ tồn đọng gần 47,3 tỷ đồng kéo dài trong suốt 15 tháng.
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình |
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hòa Bình cho rằng những khó khăn hiện tại đến từ sự lựa chọn chiến lược trong quá khứ. Trước đại dịch Covid-19, Hòa Bình đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực du lịch và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khi đại dịch bùng phát, ngành du lịch chịu thiệt hại nghiêm trọng với mức giảm đến 90%, khiến công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các dự án và đối mặt áp lực tài chính lớn. Song song đó, Hòa Bình vẫn duy trì việc triển khai các dự án bất chấp hoàn cảnh không thuận lợi, làm gia tăng chi phí thi công và dẫn đến tình trạng chậm thanh toán kéo dài.
Trước những thách thức này, ông Hải khẳng định doanh nghiệp đã rút ra bài học lớn về quản trị rủi ro. Hòa Bình sẽ thận trọng hơn trong việc đánh giá khả năng tài chính và tránh tình trạng gồng gánh quá sức trong tương lai.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 20/1, cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ghi nhận mức giảm 4,48%, lùi về mức 6.400 đồng/cổ phiếu. Thời điểm thấp nhất trong phiên còn chạm ngưỡng 6.100 đồng. So với giá phiên 9/1, cổ phiếu này đã giảm từ 8-10% sau đợt tăng mạnh 40% từ cuối tháng 12/2024.
Dẫu vậy, Hòa Bình cũng đang cho thấy đã xuất hiện những tín hiệu tích cực. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể, tăng lên hơn 1.600 tỷ đồng, giúp công ty đủ điều kiện tham gia các dự án lớn. Trong năm 2024, Hòa Bình đã trúng thầu tổng giá trị 9.000 tỷ đồng, chủ yếu từ các dự án bất động sản nhà ở. Nhìn sang năm 2025, khi thị trường bất động sản và du lịch dần khởi sắc, doanh nghiệp đặt kỳ vọng lớn vào khả năng cải thiện kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên, bài toán về dòng tiền vẫn là một thử thách lớn đối với Hòa Bình. Để giảm áp lực tài chính, Hòa Bình dự kiến bán một số dự án bất động sản nhằm tăng vốn tự có và ổn định tình hình tài chính.
Một điều đặc biệt tại Hòa Bình trong giai đoạn khó khăn này đến từ cách tiếp cận nhân văn đối với đội ngũ nhân viên. Dù gặp nhiều thách thức, công ty không thực hiện sa thải hàng loạt mà vẫn đảm bảo trả lương cơ bản và duy trì các chương trình đào tạo nội bộ. Hòa Bình cũng linh hoạt khuyến khích nhân viên tìm kiếm công việc bên ngoài nếu cần, nhằm hỗ trợ họ vượt qua giai đoạn đầy biến động này. Sự quan tâm đến người lao động giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin từ đội ngũ nhân viên, đối tác và cổ đông, tạo dựng hình ảnh tích cực trong lòng công chúng.
Hành động của Hòa Bình thể hiện trách nhiệm xã hội cao, góp phần duy trì ổn định cho người lao động trong bối cảnh khó khăn chung của ngành. Đây là quyết định mang tính nhân văn, giúp doanh nghiệp duy trì hình ảnh tích cực và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, xét về khía cạnh tài chính, việc không cắt giảm nhân sự có thể làm tăng gánh nặng dòng tiền trong bối cảnh công ty đang đối mặt với áp lực nợ lớn. Chính sách này chỉ hợp lý khi doanh nghiệp có kế hoạch rõ ràng về tái cơ cấu, cải thiện thanh khoản và đảm bảo cân đối chi phí. Nếu không, việc "gồng gánh" nhân sự lâu dài có thể khiến Hòa Bình khó phục hồi bền vững.
Cổ phiếu thép SMC tăng dựng đứng dù bài toán công nợ với Novaland, Hòa Bình vẫn còn Sau chuỗi ngày dài giảm giá, cổ phiếu của đại gia buôn thép SMC bất ngờ có cho mình 2 phiên tăng mạnh, thanh khoản ... |
Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” diễn ra ngày 10/11/2024 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tập đoàn Geleximco ... |
Thu Hà