Ngân hàng KienlongBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ | |
VPBank có thể được nới room tín dụng lên mức 23% vào cuối năm 2022 | |
KBSV: MSB đã cạn room tín dụng và chưa có thông tin về room mới |
Đến thời điểm hiện tại, lãi suất huy động cao nhất thuộc về Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) với mức 7,45%/năm cho tiền gửi 12 tháng trực tiếp tại điểm giao dịch và 7,5% cho khách hàng gửi tiết kiệm online.
Nguồn ảnh: Internet |
Lãi suất cao thứ hai là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB với mức 7,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Với khách hàng gửi online, lãi suất dao động 7,3 - 7,55% ứng với các kỳ hạn 12 - 36 tháng. Đặc biệt, nhà băng này có mức lãi suất 7,6% nhưng chỉ áp dụng với món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên ở kỳ hạn 13 tháng.
Ngoài ra, một số các ngân hàng khác như NamABank, KienlongBank, SHB, VPBank, LienVietPostBank…có mức lãi suất tiết kiệm thấp hơn một chút nhưng đều trên 7%. Cụ thể, Ngân hàng NamABank đang áp dụng mức lãi suất 6,5% với hình thức gửi tại quầy cho kỳ hạn 12 tháng và 7,2% với tiền gửi online kỳ hạn 12 - 15 tháng.
Ngân hàng KienlongBank trả mức lãi suất 7,2%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và 7,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, không thay đổi so với tháng 7. Ngân hàng VPBank áp dụng lãi suất 7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, tiền gửi từ 50 tỷ theo hình thức online.
Ngân hàng HDBank thông báo áp dụng mức lãi suất 7,15%/năm đối với những khoản tiết kiệm tối thiểu 300 tỷ đồng, lĩnh lãi cuối kỳ với kỳ hạn 13 tháng, trong khi điều kiện thường là 6%/năm. Ngân hàng Techcombank lãi suất ưu đãi 7,1%/năm với khách hàng gửi tiết kiệm số tiền từ 999 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 12 tháng, trong khi điều kiện thường là 5,9%/năm đối với khách hàng VIP.
LienVietPostBank, đối với các khoản tiền gửi mới hoặc tái tục kỳ hạn 13 tháng của hợp đồng tiền gửi có số dư tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên áp dụng lãi suất huy động lĩnh lãi cuối kỳ là 6,99%/năm.
Trong báo cáo mới đây, nhóm chuyên gia đến từ VNDrect cho rằng đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong quý III do nhu cầu vốn thấp bởi nhiều ngân hàng đã tạm hết dư địa để tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, lãi suất huy động có thể tăng trở lại trong quý IV sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại.
Thu Uyên