Công ty CP Vang Thăng Long (HNX: VTL) vừa công bố kết quả chào bán 5,06 triệu cổ phiếu riêng lẻ với tổng số tiền huy động được 50,6 tỷ đồng. Kết quả chào bán kết thúc ngày 13/04 cho thấy, có hai nhà đầu tư trong nước đã mua cổ phiếu VTL.
Nhà đầu tư đầu tiên là Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam – CTCP (Vinamotor) mua 250 nghìn cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu sở hữu từ 240 nghìn cổ phiếu lên 490 nghìn cổ phiếu sau đợt chào bán và chiếm tỷ lệ 4,84%.
Thứ 2 là Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư Dịch vụ Thương mại Thành Công mua gần 4,81 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn nhất VTL với tỷ lệ sở hữu 47,53% vốn điều lệ. Hai tổ chức này đều là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Được biết giá chào bán riêng lẻ cổ phiếu VTL là 10.000 đồng/cp, thấp hơn tới 28% so với thị giá 13.800 đồng/cp trong thời gian phát hành. Sau phát hành, vốn điều lệ VTL tăng gấp đôi lên 101,2 tỷ đồng.
Qua đó, cơ cấu cổ đông công ty thay đổi bao gồm Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư Dịch vụ Thương mại Thành Công sở hữu 4,8 triệu cổ phiếu chiếm tỷ lệ 47,53%, Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Sản xuất An Thịnh 26,27%; Vinamotor 4,84%, cổ đông khác 21,36%, tỷ lệ theo công văn số “06/2023/BCKQ-VLT” ngày 14/04/2023 của VLT.
Diễn biến giá cổ phiếu VTL (Nguồn: TradingView) |
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đã có thông báo về khả năng hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của VTL do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ. Ngày 12/04, VTL đã có văn bản giải trình về vấn đề này.
Cụ thể, trong năm 2022, Công ty tiếp tục chịu ảnh hưởng của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với nhiều chế tài mạnh. Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn và hạn chế sử dụng tất cả các loại đồ uống có cồn nên sức mua vẫn có phần còn hạn chế so với mọi năm.
Đại dịch Covid-19 kéo dài cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty: Các lễ hội, nhà hàng khách sạn, khu du lịch đóng cửa trong thời gian dài, khách du lịch quốc tế không đến được Việt Nam nên ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm vang trên toàn thị trường.
Sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh làm sản lượng tiêu thụ vang của Công ty sụt giảm, dòng tiền thu hồi chậm, phải tăng nguồn vốn vay từ Ngân hàng và các cá nhân dẫn tới chi phí tăng cao và kết quả kinh doanh giảm sút. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng tăng cũng làm tăng chi phí tài chính của Công ty và ảnh hưởng kết quả kinh doanh.
Doanh thu giảm trong khi chi phí tăng cao trong những năm qua đã dẫn tới kết quả kinh doanh của Công ty bị lỗ và lỗ lũy kế đến thời điểm 31/12/2022 gần 63 tỷ đồng, thâm vào vốn điều lệ.
Thị trường chứng khoán ngày 17/4/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ... |
Năm 2022 niêm yết bất thành, Nova Consumer (NCG) tiếp tục kế hoạch lên sàn chứng khoán Trong thông báo mới nhất, Công ty CP Tập đoàn Nova Consumer (NCG) - thành viên của NovaGroup đã công bố dự thảo tài liệu ... |
Tìm hiểu về bong bóng trong kinh tế, ảnh hưởng của bong bóng kinh tế đến thị trường chứng khoán Thông thường, một bong bóng kinh tế thường được hình thành bởi hoạt động hành vi thị trường quá mức vượt xa các quy chuẩn ... |
Anh Khôi (t/h)