Hé lộ loạt doanh nghiệp, ngân hàng liên quan vụ lừa bán trái phiếu Tân Hoàng Minh

23/11/2023 - 20:24
(Bankviet.com) Liên quan đến vụ án lừa bán trái phiếu Tân Hoàng Minh, một số cá nhân tại ngân hàng được cho là đã tham gia ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm và tài khoản trái phiếu với 3 công ty phát hành theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và giấy phép hoạt động của 3 ngân hàng.

Thị giá tăng kịch trần lên đỉnh 19 tháng, EVF tiếp tục rao bán 226 triệu cổ phiếu "ế"

Ngân hàng BIDV rao bán tài sản 752 tỷ của đại gia Nam Định để siết nợ

Ngân hàng Agribank rao bán khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC với giá khởi điểm gần 11 tỷ

Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và con trai Đỗ Hoàng Việt (SN 1994) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 174 BLHS, với khung phạt cao nhất lên đến tử hình.

Viện kiểm sát còn truy tố các bị can cùng tội nêu trên: Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt); Trần Hồng Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil); Nguyễn Khoa Đức (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông); Lê Văn Thịnh (Phó Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh) và Phùng Thế Tính (cựu Giám đốc Tài chính kế toán của Tân Hoàng Minh)…

Hé lộ loạt doanh nghiệp, ngân hàng liên quan vụ lừa bán trái phiếu Tân Hoàng Minh
Bị can Đỗ Anh Dũng

Theo cáo trạng, giai đoạn 2021 - 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường bất động sản đóng băng, tín dụng ngân hàng bị siết chặt, Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn. Để có tiền chi phí cho kinh doanh cũng như trả nợ, bị can Dũng và các đồng phạm bàn bạc, lên kế hoạch phát hành trái phiếu trái quy định để chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Cụ thể, thông qua 3 công ty Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung Điện Mùa Đông (đều do ông Dũng thành lập hoặc mua lại cổ phần, vốn góp) để phát hành 9 gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, với tổng giá trị 10.030 tỷ đồng. Do kết quả kinh doanh của cả 3 công ty không đủ điều kiện phát hành, các bị can tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh còn thỏa thuận với công ty kiểm toán để 'làm đẹp' báo cáo tài chính, hợp thức hóa báo cáo kiểm toán…

Sau khi các công ty trên phát hành, Tập đoàn Tân Hoàng Minh sẽ ký hợp đồng mua trái phiếu sơ cấp, chạy dòng tiền khống để thanh toán trái phiếu, tạo lập giá trị ảo của trái phiếu, hợp thức trái chủ sang cho tập đoàn. Mục đích của việc này nhằm lấy uy tín, thương hiệu của Tân Hoàng Minh để bán trái phiếu, huy động và chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư thứ cấp.

"Tiếp tay" cho sai phạm có các cá nhân liên quan tại 5 công ty chứng khoán, gồm: Công ty CP Chứng khoán An Bình; Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt; Công ty CP Chứng khoán Everest; Công ty CP Chứng khoán Agribank và Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam).

Theo đó, cơ quan truy tố có quan điểm, các đối tượng đã thực hiện đúng quy định trong việc tư vấn phát hành trái phiếu cho Ngôi Sao Việt; Soleil; Cung Điện Mùa Đông. Tuy nhiên, trong hồ sơ phát hành có thiếu sót, như không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán, phát hành trái phiếu; chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm rà soát về hồ sơ chào bán trái phiếu; phương án phát hành chưa đầy đủ thông tin... Các thiếu sót này là sai về mặt hành chính, không vi phạm vào các quy định về điều kiện chào bán trái phiếu.

Liên quan đến vụ án còn một số nhân viên của công ty thẩm định giá Ecomax; Định giá VAA; Thẩm định giá Thành Đô và Công ty CPA Hà Nội. Cơ quan điều tra chỉ kiến nghị xử lý hành chính do kết quả điều tra chưa có căn cứ xác định các đối tượng thuộc những công ty này có sự bàn bạc, thông đồng từ trước về giá trị từng tài sản.

Ngoài ra, một số cá nhân tại Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long; SHB Trung tâm Kinh doanh và VietcomBank Chi nhánh Thanh Xuân cũng được cho là đã tham gia ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm và tài khoản trái phiếu với 3 công ty phát hành theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và giấy phép hoạt động của 3 ngân hàng. Tuy nhiên, vì chưa xác định rõ dấu hiệu thỏa thuận với các tổ chức phát hành để phát hành trái phiếu, không chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, nên cơ quan truy tố không đề cập xử lý.

Về số tiền hơn 8.600 tỷ lừa bán trái phiếu được,Tân Hoàng Minh sử dụng để trả nợ, tiêu xài. Cá nhân ông Dũng bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng.

Tân Hoàng Minh sử dụng hơn 5.100 tỷ đồng tiền của người mua trái phiếu sau trả cho người mua trước đến hạn; trả hơn 1.900 tỷ đồng nợ quá hạn vay ngân hàng; chi hơn 3.800 tỷ đồng mua cổ phần, hợp tác đầu tư nhiều dự án; sử dụng 585 tỷ đồng để đặt cọc đấu giá đất Thủ Thiêm.

Ông Dũng còn dùng hơn 929 tỷ đồng để thanh toán các chi phí của Tân Hoàng Minh; chuyển 801 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, trả nợ cá nhân, mua bán ngoại tệ... Thời điểm cơ quan điều tra khởi tố vụ án, tài khoản của Tân Hoàng Minh ghi nhận số dư 214 tỷ đồng. Đến nay, cơ quan điều tra đã thu hồi hơn 8.600 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

Ngân hàng tiếp tục rao bán 84 căn biệt thự FLC Sầm Sơn, giá khởi điểm từ 550 tỷ đồng

Ngân hàng OCB rao bán đấu giá hơn 80 căn biệt thự thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái FLC tại Thanh Hóa với ...

BIDV ráo riết rao bán 19 thửa đất của một cá nhân liên quan đến đầu mối xăng dầu Trung Linh Phát

Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV, HOSE: BID) chi nhánh Nam Định đã liên tiếp phát đi thông báo bán ...

VietinBank rao bán 3 khách sạn ở Hội An để thu hồi nợ

Ngày 9/11, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) chi nhánh Hội An vừa phát đi thông báo bán đấu giá tài ...

Thiên Thanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán