Hòa Phát ghi nhận lãi lớn trong quý III/2024, dự án 85.000 tỷ đồng sắp được vận hành

31/10/2024 - 19:13
(Bankviet.com) Hòa Phát ghi nhận doanh thu quý III/2024 đạt gần 34.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.022 tỷ, tăng 51%. Dự án Dung Quất 2 đạt tiến độ 50%, lò cao đầu tiên dự kiến hoạt động trong quý IV, đưa Hòa Phát thành nhà sản xuất thép HRC lớn nhất Việt Nam.

Sản lượng thép tiếp tục tăng, lợi nhuận sau thuế ấn tượng

Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2024, ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 34.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Chi phí tài chính của Công ty giảm 42% về còn 833 tỷ đồng, ngược lại thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 24,6% (lên thành 720,2 tỷ đồng) và 7% ( lên thành 321,5 tỷ đồng).

Hòa Phát ghi nhận lãi lớn trong quý III/2024, dự án 85.000 tỷ đồng sắp được vận hành
Doanh thu của HPG tăng mạnh, kéo theo lợi nhuận tăng.

Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế quý III/2024 của Hòa Phát đạt 3.022 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ đầu năm đến nay, Hòa Phát sản xuất 6,4 triệu tấn thép thô, tăng 34% so với cùng kỳ. Sản lượng thép bán ra đạt 6,1 triệu tấn, trong đó, thép xây dựng và thép chất lượng cao chiếm 3,3 triệu tấn, tăng 29%, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 2,27 triệu tấn, và phôi thép đạt 505.000 tấn. Sản phẩm hạ nguồn, bao gồm ống thép và tôn mạ, cũng ghi nhận tăng trưởng tích cực, lần lượt đạt 503.000 tấn và 344.000 tấn.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Hòa Phát đạt 105.000 tỷ đồng, tăng 23% và hoàn thành 75% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 9.210 tỷ đồng, tăng 140% và hoàn thành 92% mục tiêu lợi nhuận đề ra. Trong đó, ngành thép chiếm 85% lợi nhuận, còn lại đến từ lĩnh vực nông nghiệp và các mảng kinh doanh khác.

Trong quý III, dòng tiền của Hòa Phát giảm mạnh, khi lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền còn chưa đến 25.000 tỷ đồng, giảm gần 3.500 tỷ đồng so với cuối quý II. Đây là mức thấp nhất của Hòa Phát trong 15 quý kể từ đầu năm 2021, do lãi suất thấp làm hụt nguồn thu từ lãi tiền gửi. Doanh thu từ tiền gửi chỉ đạt 256 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ và thấp nhất từ đầu năm 2021.

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của Hòa Phát theo báo cáo là 211.386 tỷ đồng, tăng thêm 12,5% so với hồi đầu năm nay. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm còn 16.386 tỷ đồng - tương đương giảm gần 40%, còn về dài hạn, con số đầu tư tăng thêm 241% đạt mức 136,5 tỷ đồng. Hàng tồn kho cũng tăng thêm 16,5%, cụ thể tăng gần 5.700 tỷ đồng và đạt 40.198 tỷ đồng. Tài sản dở dang dài hạn cũng tăng mạnh tới 134% lên thành 55.690 tỷ đồng.

Ở bên kia bảng cân đối, tổng nợ của Hòa Phát tăng thêm 17,2% so với hồi đầu năm, lên mức 99.607 tỷ đồng. Trong đó, vay tài chính của đạt gần 79.000 tỷ đồng, tăng 6.000 tỷ so với cuối quý II, trong đó nợ dài hạn tăng mạnh lên 24.500 tỷ đồng. Đây là mức dư nợ vay dài hạn cao nhất của Công ty, chủ yếu dành cho việc phát triển Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.

Hòa Phát có vốn chủ sở hữu là 111.779 tỷ đồng, tăng gần 9%, trong đó vốn điều lệ ở mức 63.962 tỷ đồng, cũng tăng thêm gần 10% so với đầu năm nay.

Hòa Phát ghi nhận lãi lớn trong quý III/2024, dự án 85.000 tỷ đồng sắp được vận hành
Diễn biến mã cổ phiếu HPG.

Dung Quất 2 tăng tốc, chuẩn bị vận hành giai đoạn đầu

Đến hết tháng 9/2024, Hòa Phát đã chi hơn 28.200 tỷ đồng cho các hoạt động đầu tư, trong đó phần lớn dành cho Dung Quất 2, dự án trọng điểm có quy mô 700 ha, khởi công từ năm 2022 với vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng và công suất 5,6 triệu tấn HRC/năm. Hiện, dự án đã hoàn tất giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Hòa Phát đang đẩy mạnh lắp đặt thiết bị, dự kiến lò cao đầu tiên sẽ hoạt động vào quý IV/2024 và dây chuyền sản xuất thép sẽ chính thức đi vào vận hành vào tháng 12/2024.

Hòa Phát ghi nhận lãi lớn trong quý III/2024, dự án 85.000 tỷ đồng sắp được vận hành
Hình ảnh minh họa.

Dung Quất 2 sẽ tiếp tục hoàn thành giai đoạn hai vào cuối năm 2025, nâng tổng công suất thép thô của Hòa Phát lên 14 triệu tấn/năm, củng cố vị thế là nhà sản xuất HRC lớn nhất Việt Nam. Với việc đưa vào vận hành dự án Dung Quất 2, Hòa Phát kỳ vọng sẽ tăng cường vị thế trong ngành thép, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong bối cảnh thị trường thép biến động và chi phí lãi vay giảm, Hòa Phát tiếp tục tối ưu hóa tài chính để mở rộng quy mô sản xuất. Tổng chi phí lãi vay của Hòa Phát trong quý III chỉ còn 525 tỷ đồng, giảm gần 39% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu tài chính cũng giảm do mặt bằng lãi suất thấp.

Với tiến độ triển khai và quy mô đầu tư như hiện tại, Hòa Phát tiếp tục duy trì mục tiêu phát triển dài hạn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành thép, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả đầu tư vào các dự án trọng điểm như Dung Quất 2.

Hòa Phát "đi trước đón đầu" xây dựng 12km đường sắt, tự tin sản xuất đường ray dài 100m cho tàu cao tốc 350 km/h

Hòa Phát đề xuất đầu tư tuyến đường sắt dài 12 km, kết nối Khu công nghiệp Hòa Tâm với tuyến đường sắt Bắc - ...

Khối ngoại trở lại bán ròng gần 300 tỷ đồng, áp lực đè nặng HPG nhà Hòa Phát

Khối ngoại quay lại bán ròng mạnh phiên 24/10 với tổng giá trị hơn 257 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung chủ yếu ...

Cổ phiếu HPG chờ bứt phá, "vua thép" vững vàng vị thế tỷ phú USD

Triển vọng của cổ phiếu HPG nhà Hòa Phát được đánh giá tích cực nhờ giá thép nhiều khả năng tăng trong năm 2025, cùng ...

Đông Quân

Đông Quân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán