Đại diện Vinhomes: Lãi suất cho vay BĐS quá cao, 'room' tín dụng quá thấp |
Hưng Thịnh Land là một trong những doanh nghiệp bất động sản có dư nợ trái phiếu lớn trên thị trường. Bởi vậy, câu chuyện trái phiếu là vấn đề ưu tiên được đại diện Hưng Thịnh Land chia sẻ tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vựa bất động sản tổ chức sáng ngày 8/2.
Ông Lê Trọng Khương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiêm Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land cho biết, thời gian qua, kênh trái phiếu doanh nghiệp ách tắc do trái chủ và người dân bị khủng hoảng niềm tin. Họ lo ngại doanh nghiệp không thể tiếp tục tồn tại, phát triển sản phẩm không thể đến tay người tiêu dùng.
Hưng Thịnh Land đề xuất nới lỏng room, chính sách hỗ trợ vay cho condotel. Ảnh minh hoạ: HT |
Để giải quyết tình trạng khó khăn này, ở góc độ doanh nghiệp, đại diện Hưng Thịnh Land kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ ngành xem xét có phương án hỗ trợ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển tốt. Vấn đề cần thiết, theo ông Khương, là nới lỏng 'room' cho vay để doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh, đầu tư; đồng thời qua đó gia tăng niềm tin ở các trái chủ để họ tiếp tục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Một vấn đề quan trọng khác được ông Lê Trọng Khương đề cập là việc cơ cấu nợ. “Hiện nay, Hưng Thịnh Land chưa bị chuyển nhóm nợ. Trong tương lai, điều này có thể xảy ra nếu Ngân hàng Nhà nước không có chính sách quyết liệt và hỗ trợ trong việc cơ cấu nhóm nợ. Chúng tôi thấy, việc gia hạn nợ cũng là điều kiện để hỗ trợ việc giải ngân tiếp theo cho doanh nghiệp”, lãnh đạo Hưng Thịnh Land đề xuất.
Vấn đề khác, là lãi suất hiện nay đang ở mức rất cao. Các nhà đầu tư nước ngoài đã vào Việt Nam từ trước đây gần như hiện tại họ không tham gia đầu tư và đang ở tâm thế chờ đợi. Bên cạnh đó, lãi suất tăng cao cũng ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm được đưa ra thị trường.
“Bản thân Hưng Thịnh Land thời gian vừa qua cũng có kế hoạch xây nhà ở xã hội song lại gặp bế tắc trong việc huy động vốn. Đơn vị mong muốn Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại nghiên cứu về lãi suất để có một mức phù hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm vừa túi tiền cho người dân”, lãnh đạo Hưng Thịnh Land chia sẻ.
Cũng tại hội nghị, ông Lê Trọng Khương đưa ra ý kiến về câu chuyện condotel. Ông cho rằng người mua condotel đang gặp khó khăn trong việc vay vốn, doanh nghiệp cũng khó giải ngân. “Vì vậy, chúng tôi kiến nghị ngành ngân hàng có chính sách hỗ trợ vay đối với sản phẩm này”, ông Khương kết luận.
Xem thêm Novaland kiến nghị được tái cấu trúc nợ, giãn nợ từ 24 đến 36 tháng
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đề nghị để doanh nghiệp địa ốc tái cơ cấu nợ đến hạn trong 1-2 năm, giữ nguyên nhóm nợ và vay mới có tài sản bảo đảm. Theo HoREA, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là các khoản vay tín dụng đến hạn kéo theo rủi ro chuyển thành nợ xấu. Cụ thể, doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng sắp đáo hạn nếu không được gia hạn sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu. Doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng quá hạn cũng đứng trước nguy cơ bị nhảy nhóm thành nợ xấu hơn. Trong khi đó, doanh nghiệp có nợ xấu dù có dự án khả thi, có tài sản bảo đảm vẫn không tiếp cận được các khoản vay tín dụng mới nếu Ngân hàng Nhà nước không cho phép nới điều kiện vay vốn (nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn tín dụng). Đáng lo ngại nhất theo hiệp hội này là người mua nhà có nhu cầu thật, hiện cũng khó tiếp cận vốn tín dụng. Để gỡ điểm nghẽn này, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét ban hành Thông tư (mới) tương tự Thông tư 14 năm 2021, cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn từ 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm. Song song đó, cần giãn lộ trình quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa nguồn vốn huy động ngắn hạn, tiết kiệm để cho vay trung dài hạn thêm 12 tháng đồng thời tạo điều kiện cho người mua nhà được vay với lãi suất hợp lý. |
Yến Thanh