Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần ngày 18/9, cổ phiếu HHV của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (sàn HOSE) tăng 1,1% lên mức 17.900 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 12,5 triệu đơn vị, qua đó đánh dấu phiên tăng thứ 5 liên tiếp của mã này (+15%).
Sang đến phiên sáng 19/9, cổ phiếu HHV tăng thêm 0,8% và vượt mốc 18.000 đồng (có thời điểm tăng 2,8%); khối lượng giao dịch đạt hơn 3,7 triệu cổ phiếu (thuộc Top đầu thị trường).
Rộng hơn, kể từ thời điểm điều chỉnh về vùng hỗ trợ EMA200 (mức 14.0 đồng) trong các phiên 21, 22/8, cổ phiếu HHV đã có nhịp tăng hơn 30% giá trị. Trong cùng thời điểm, chỉ số VN-Index biến động mạnh trong vùng 1.170 - 1.250 điểm. Còn so với đầu năm, HHV đã tăng hơn 2 lần giá trị từ mức 8.800 đồng/cp.
So với đầu năm, HHV đã tăng hơn 2 lần giá trị từ mức 8.800 đồng/cp |
Cổ phiếu Đèo Cả hiện đã vượt khá cự vùng 16.5 - 17.0 với thanh khoản tăng mạnh trong hơn 3 tuần trở lại đây. Tuy nhiên, áp lực chốt lời vùng giá cao đang gia tăng; RSI cũng chạm mốc 80 điểm (vùng quá mua). Vị thế chốt lời một phần nên được ưu tiên ở thời điểm hiện tại.
Thông tin liên quan, cuối tháng 8 vừa qua, Hạ tầng giao thông Đèo Cả đã thông qua Nghị quyết về việc chào bán 82,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 25% (người sở hữu 100 cổ phiếu được quyền mua 25 cổ phiếu mới); giá bán là 10.000 đồng/cp. Tuy nhiên, thời gian phát hành chưa được quyết định.
Vốn điều lệ của HHV dự kiến tăng lên mức 4.416 tỷ đồng. Số tiền tăng thêm là 823 tỷ được dùng để góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp dự án, bổ sung vốn phục vụ cho các hoạt động của HHV.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2023, Hạ tầng giao thông Đèo Cả đạt 1.151 tỷ doanh thu - tăng 237 tỷ so với bán niên 2022; lợi nhuận sau thuế tăng 20,9% lên 192,2 tỷ (mức lãi bán niên cao nhất trong 4 năm trở lại đây). Kết quả ghi nhận giúp công ty công ty thực hiện được 46,4% và 56,7% các chỉ tiêu đã đề ra.
Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của HHV tăng vượt mức 36.000 tỷ đồng trong đó phần lớn là tài sản cố định. Công ty đang có 392 tỷ đồng tiền mặt và tương đương cùng 75 tỷ đồng khoản đầu tư ngắn hạn.
Nợ phải trả hiện ở mức 27.517 tỷ đồng - gấp 3,2 lần vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu nợ, vay nợ tài chính ghi nhận gần 20.400 tỷ đồng trong đó Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) đang là chủ nợ lớn nhất với khoản cho vay hơn 19.300 tỷ đồng (phần lớn là vay dài hạn), tài sản đảm bảo cho các khoản vay này là quyền thu phí của dự án BOT.
Mới đây, Đèo Cả cũng đã được Chứng khoán Mirae Asset (MAS) nhắc đến trong một báo cáo về ngành xây dựng. Cụ thể, MAS dự đoán một số công ty xây dựng sẽ nổi lên và bứt phá nhờ hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay như HHV, LCG, VCG với những dự án nghìn tỷ đến hàng chục nghìn tỷ. Trong đó, VCG tham gia các gói thầu tổng trị giá hơn 44.000 tỷ, theo sau là HHV với xấp xỉ 33.000 tỷ và LCG hơn 2.600 tỷ.
Triển vọng sáng của thị trường chứng khoán vẫn được "bảo lưu" Triển vọng tươi sáng của thị trường chứng khoán trong dài hạn vẫn được các chuyên gia bảo lưu, nhất là khi những yếu tố ... |
Chứng khoán Maybank ra khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu PNJ Mới đây, Công ty CP Chứng khoán Maybank khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu PNJ của Công ty Vàng bạc Đá quý Phú ... |
Chứng khoán phiên sáng 19/9: NVL tiếp đà giảm, VN-Index "rung lắc" quanh mốc 1.200 điểm Trong phiên giao dịch sáng ngày 19/9, cổ phiếu NVL tiếp tục giảm sâu tạo ra tâm lí tiêu cực tới nhóm BĐS nói chung ... |
Nhật Hải