Tuy nhiên, theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) năng lượng tái tạo chiếm 86% tổng công suất bổ sung. IRENA cho rằng, sự tăng trưởng này đang phân bổ không đồng đều trên toàn thế giới, đây được cho là một xu hướng đi xa mục tiêu tăng gấp 3 lần sản xuất năng lượng tái tạo vào năm 2030.
“473 GW năng lượng tái tạo bổ sung đến từ châu Á, châu lục đang dẫn đầu với thị phần 69% (326 GW). Tăng trưởng được thúc đẩy bởi Trung Quốc, công suất tăng 63%, đạt 297,6 GW”, IRENA cho biết.
Công suất năng lượng tái tạo trên toàn thế giới chủ yếu đến từ hiệu quả hoạt động của các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc |
Theo IRENA, con số này phản ánh khoảng cách rõ rệt với các khu vực khác, khiến phần lớn các nước đang phát triển bị tụt lại phía sau, mặc dù có nhu cầu kinh tế và phát triển đáng kể. Như châu Phi chỉ tăng 4,6%, đạt tổng công suất 62 GW.
“Sự chênh lệch trong tăng trưởng năng lượng tái tạo không chỉ về mặt địa lý mà còn liên quan đến việc triển khai công nghệ. Năng lượng mặt trời chiếm 73% mức tăng trưởng tái tạo vào năm ngoái, đạt 1.419 GW, tiếp theo là năng lượng gió với thị phần 24%”, IRENA nhấn mạnh.
Trước đó, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), công suất năng lượng tái tạo thế giới năm 2023 đã tăng 50% so với năm 2022 và 5 năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Báo cáo cũng cho thấy theo các chính sách và điều kiện thị trường hiện tại, công suất năng lượng tái tạo toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 7.300GW trong giai đoạn 2023-2028. Năng lượng mặt trời và gió chiếm 95% trong việc mở rộng, trong đó năng lượng tái tạo vượt qua than để trở thành nguồn sản xuất điện lớn nhất toàn cầu vào đầu năm 2025. Việc triển khai điện mặt trời và gió trên bờ đến năm 2028 dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi ở Mỹ, Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Brazil so với 5 năm qua.
Theo Giám đốc IEA Fatih Birol, báo cáo mới của IEA cho thấy theo các chính sách và điều kiện thị trường hiện tại, công suất tái tạo toàn cầu đang trên đà tăng gấp 2,5 lần vào năm 2030. “Để đạt được mục tiêu COP28 là tăng gấp 3 lần năng lượng tái tạo, chính phủ các nước cần có các công cụ cần thiết để thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia”, ông Birol nhấn mạnh.
Việc tăng gấp 3 lần năng lượng tái tạo vào năm 2030 sẽ khác nhau đáng kể tùy theo quốc gia, khu vực và công nghệ. Thách thức lớn nhất đối với cộng đồng quốc tế là tăng cường đầu tư và phủ sóng việc sử dụng năng lượng tái tạo tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Thanh Bình