Tại báo cáo “Triển vọng tháng 11” vừa cập nhật, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) khuyến nghị các mã cổ phiếu tiềm năng trong tháng 11/2023 bao gồm: SSI, PNJ, KBC, HHV, ACB, NT2, HSG, CTG, FPT, VNM. Đáng chú ý, có đến 6 mã kỳ vọng sẽ mang lại mức lợi nhuận trên 30%.
Ảnh minh họa |
CTG: Giá mục tiêu 36.000 đồng/cp (Upside 30%)
Luận điểm đầu tư bao gồm: (1) Tăng trưởng tín dụng kì vọng đạt 12% trong năm 2023; (2) Giá chiết khấu sâu so với định giá.
ACB: Giá mục tiêu 30.100 (Upside 41%)
Triển vọng tích cực đến từ (1) Sau khi dịch chuyển cơ cấu tín dụng sang nhóm KHDN lớn, ACB kỳ vọng tín dụng sẽ tăng tốc trong thời gian tới và hoàn thành hạn mức được giao; (2) Kỳ vọng tỷ lệ hình thành nợ xấu sẽ giảm trong 2 quý tới giúp ACB giảm bớt gánh nặng trích lập.
NT2: Giá mục tiêu 32.200 đồng/cp (Upside 42%)
Luận điểm đầu tư: (1) Nhóm điện khí được dự báo sẽ khả quan hơn từ 4Q2023 khi A0 bắt đầu tăng cường huy động nhóm điện khí từ cuối tháng 9; (2) Giá khí đầu vào của NT2 hiện đã hạ nhiệt đáng kể so với mức trung bình 2022; (3) NT2 sẽ kết thúc quá trình đại tu sau 3Q2023.
HSG: Giá mục tiêu 24.700 đồng/cp (Upside 45%)
Yếu tố kích hoạt đà tăng trưởng gồm (1)Kênh xuất khẩu hỗ trợ doanh thu; Biên lợi nhuận gộp kỳ vọng cải thiện sớm nhờ mức nền thấp HRC duy trì và đã đẩy hết lượng hàng tồn kho giá cao; (3) Cơ cấu tài chính an toàn.
Dẫn đầu đà hồi phục nhóm thép, HSG có thể bật tăng chục % trong ngắn hạn.
SSI: Giá mục tiêu 38.000 đồng/cp (Upside 48%)
Động lực tăng giá là (1) Hưởng lợi từ xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất, giúp thanh khoản thị trường cải thiện mạnh so với cùng kỳ; (2) Kỳ vọng triển khai hệ thống giao dịch KRX và đưa vào giao dịch trong ngành (T0), giúp thị trường giao dịch sôi động.
HHV: Giá mục tiêu 20.400 đồng/cp (Upside 61%)
Luận điểm đầu tư bao gồm (1) Backlog tới 4.000 tỷ VND tại cuối 3Q2023, tương đương doanh thu trung bình mảng xây lắp giai đoạn 2021-2022; (2) BOT Hữu Nghị - Chi Lăng khi hoàn thành sẽ giúp tăng lưu lượng xe; (3) Kỳ vọng nhận hỗ trợ 2.280 tỷ VND cho dự án hầm đường bộ Đèo Cả từ đề xuất của Bộ GTVT trong năm 2024.
KBSV nhận định việc thị trường trải qua một nhịp điều chỉnh mạnh trong tháng 10 đã giúp cho định giá của VN-Index điều chỉnh về vùng tương đối thấp trong lịch sử với hệ số P/E cơ bản ở mức 12,39 lần, tiệm cận mức -1std. Thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi trong tháng 11, tương đồng với diễn biến chung của thị trường chứng khoán quốc tế nhằm phản ánh diễn biến tích cực của các yếu tố (1) lãi suất liên ngân hàng qua đêm và lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm ở Việt Nam đồng loạt giảm; (2) Tỷ giá tiếp tục hạ nhiệt sẽ tạo tiền đề giúp SBV giảm cường độ hút tín phiếu. Mặc dù vậy, mức độ hồi phục được cho là sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm ngành khi mà mặt bằng định giá của nhiều nhóm cổ phiếu hiện vẫn đang còn neo ở mức cao trong vòng 3 năm trở lại đây. Xét về yếu tố kỹ thuật, chỉ số hiện đang tiếp cận ngưỡng cản quan trọng quanh 1140 (+-15), tương đương với ngưỡng Fibonacci thoái lui 50%. Đây được xem là ngưỡng cản quan trọng, quyết định việc chỉ số hiện chỉ đang trong nhịp pullback của một nhịp điều chỉnh thiết lập hồi đầu tháng 9 (Kịch bản 1) hay đã thực sự đảo chiều và bước vào một nhịp uptrend mới (Kịch bản 2). |
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm cổ phiếu BĐS, chứng khoán “khởi sắc” VN-Index duy trì tuần thứ hai liên tiếp phục hồi tốt ở vùng giá 1.020 điểm. Dòng tiền ngắn hạn gia tăng trở lại khi ... |
Phiên giao dịch ngày 13/11/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu CTCK nhận định, việc VN-Index liên tiếp có những phiên điều chỉnh với thanh khoản lớn đang để ngỏ rủi ro mở rộng nhịp giảm ... |
Nhật Hải