Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn qua các tuyến du lịch

03/04/2024 - 01:37
(Bankviet.com) Lạng Sơn kỳ vọng phát triển du lịch bền vững dựa vào các giá trị cốt lõi của Công viên địa chất Lạng Sơn thông qua xây dựng 4 tuyến du lịch với 38 điểm đến.
Du lịch Lạng Sơn: Những đòn bẩy đủ mạnh Du lịch Lạng Sơn: Khai thác nguồn tài nguyên vô giá Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội hoa đào xứ Lạng năm 2024

Chiều 2/4 tại Hà Nội, Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn phối hợp với Công ty TNHH Viện Phát triển du lịch bền vững Việt Nam tổ chức tọa đàm và ký kết hợp tác phát triển du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn qua các tuyến du lịch
Toàn cảnh tọa đàm

Sự kiện có sự tham dự của đại diện Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cùng gần 40 công ty du lịch là thành viên của Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội và của tỉnh Lạng Sơn.

Tòa đàm được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá Công viên địa chất Lạng Sơn cùng 38 điểm đến trên 4 tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn đến các cơ quan truyền thông, các nhà điều hành tour - các đơn vị có vai trò quan trọng trong việc truyền thông, quảng bá, tư vấn xây dựng các sản phẩm du lịch Công viên địa chất độc đáo, phù hợp với xu thế và thị hiếu của khách du lịch.

Sớm công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Công viên địa chất Lạng Sơn được thành lập từ năm 2021, đến năm 2023 điều chỉnh phạm vi ranh giới lên 8 huyện, thành phố, diện tích khoảng 4.842 km2, dân số khoảng 627.000 người (chiếm 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh).

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn qua các tuyến du lịch
Bà Phạm Thị Hương phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại Tọa đàm, bà Phạm Thị Hương, Phó trưởng Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn cho biết: “Hiện chúng tôi đã trình bộ Hồ sơ lên UNESCO và đang hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng và cảnh quan, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024 để đón đoàn chuyên gia thẩm định danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn, hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững”.

Đây là dp quan trọng nhm cụ thể hóa ch trương ca Ban Thường v Tnh u Lạng Sơn, các nhiệm vụ của Đề án thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn đáp ứng các tiêu chí của UNESCO về xét công nhận Công viên địa chất toàn cầu đó là tuyên truyn, qung bá v Công viên địa cht; thiết lp mi quan h vi các nhà điu hành tour để phát trin du lch, đặc bit du lch địa cht”- bà Hương cho biết thêm.

Bà Hương lấy dẫn chứng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch dựa trên các giá trị của công viên địa chất, điển hình như Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Năm 2010, Hà Giang được UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu thì chỉ sau 1 năm số lượng khách du lịch đến với Hà Giang (năm 2011) đã đạt 330.000 lượt khách. Bên cạnh đó, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 337 tỷ đồng và đến năm 2023 khách du lịch đến với Hà Giang đã đạt trên 3 triệu lượt khách với doanh thu từ du lịch đạt khoảng trên 7,1 nghìn tỷ đồng, đóng góp 14,6% GDP của Hà Giang.

Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế bền vững của địa phương dựa vào thế mạnh Công viên địa chất.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn qua các tuyến du lịch
Công viên địa chất Lạng Sơn với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng (Ảnh: CVĐC)

Giá trị khác biệt của Công viên địa chất Lạng Sơn với các công viên địa chất khác của Việt Nam đó là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu.

Các ngôi đền tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lạng Sơn phần lớn đều nằm trong vùng lõi của Công viên địa chất, trong đó tập trung nhiều và phổ biến nhất là huyện Hữu Lũng và Chi Lăng. Đây là tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch tâm linh gắn với xây dựng, phát huy hiệu quả hoạt động của Công viên địa chất Lạng Sơn. Một số ngôi đền, chùa tiêu biểu như: Đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng); đền Chầu Năm, đền Chầu Mười (huyện Chi Lăng); chùa Tam Thanh (thành phố Lạng Sơn)…

Xây dựng tuyến du lịch dựa trên các giá trị cốt lõi của Công viên địa chất Lạng Sơn

Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, một trong những điểm nhấn tại 4 tuyến du lịch đó chính là nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn cũng như các di tích lịch sử, điểm du lịch tâm linh với nghi lễ hầu đồng phản ánh rõ nét tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt.

Với chủ đề “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng”, các tuyến, điểm du lịch tại Công viên địa chất đang được tập trung xây dựng trên nền tảng gắn kết các địa điểm tiêu biểu về lịch sử tiến hóa liên tục của sự sống và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, với các di sản văn hóa đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử hình thành thế giới tự nhiên và cảnh quan địa chất, sự đa dạng về văn hóa và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lạng Sơn.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn qua các tuyến du lịch
Công viên địa chất Lạng Sơn có nhiều nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn (Ảnh: CVĐC)

Bà Nguyễn Thị Hương cho biết, hiện có tổng cộng 4 tuyến với 38 điểm du lịch đang được triển khai. Hành trình khám phá các tuyến chủ yếu đi qua trục đường quốc lộ 1A, 1B, 4B và 279 thuận tiện. Mối tuyến có từ 7 đến 11 điểm tham quan đa dạng khác nhau.

Khám phá thế giới Thượng Ngàn là hành trình tham quan đầu tiên gắn với màu áo Xanh của Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Hành trình về miền Thiên giới là tuyến du lịch số 2 gắn với màu áo Đỏ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cuộc sống dân dã nơi trần thế là tuyến du lịch số 3 gắn với màu Vàng đặc trưng của tượng đồng nguyên bản các vị Thánh Mẫu. Khám phá Thủy cung là chủ đề của tuyến du lịch số 4, gắn với màu áo trắng của Thánh Mẫu Thoải.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn qua các tuyến du lịch
Đền Bắc Lệ một trong những điểm đến nổi tiếng của Lạng Sơn

Tại Tọa đàm, bên cạnh chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch của một số doanh nghiệp, các công ty lữ hành cũng đã đóng góp ý kiến cho Lạng Sơn để đảm bảo các tour- tuyến và điểm đến khi đưa vào khai thác sẽ đạt chất lượng cao nhất, thỏa mãn nhu cầu du lịch trải nghiệm của du khách.

Trong đó đại diện các doanh nghiệp đều thống nhất để du lịch Lạng Sơn phát triển với điểm nhấn là Công viên địa chất Lạng Sơn thì việc kết nối tour-tuyến giữa các tỉnh lân cận với các điểm đến của Lạng Sơn là rất quan trọng và cần thiết. Cùng với đó, sản phẩm du lịch phải luôn được đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng cần sớm được đầu tư và hoàn thiện, đáp ứng đa dạng các đối tượng khách, đặc biệt là nhu cầu du lịch chất lượng cao đang có xu hướng gia tăng... Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người và các điểm đến của Lạng Sơn.

Đồng thời, dưới sự chứng kiến của Cục Quản lý Du lịch đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận đối tác Công viên địa chất Lạng Sơn với các doanh nghiệp du lịch. Qua đó, mở ra nhiều triển vọng cho mạng lưới đối tác Công viên địa chất Lạng Sơn, quảng bá, khai thác, phát triển hiệu quả các tuyến, điểm du lịch Công viên địa chất​​​​​​​ Lạng Sơn.

Không ch mong mun ký kết hp tác vi các nhà điu hành tour, chúng tôi cũng tìm kiếm cơ hi hp tác vi các cơ quan truyn thông ca Trung ương, địa phương để gii thiu, qung bá v Công viên địa cht, to sc lan to hơn na đến khách du lch trong nước và quc tế. T đó, góp phn nâng cao v thế ca tnh Lng Sơn nói chung, Công viên địa cht Lng Sơn nói riêng tr thành mt sc hút, đim đến mi hp dn cho các nhà đầu tư, doanh nghip l hành, các chuyên gia, nhà nghiên cu, khách du lch trong và ngoài nước”- bà Phạm Thị Hương nhấn mạnh.

Thu Hường

Theo: Báo Công Thương