Nguồn cung hạn chế, xuất khẩu cà phê tiếp tục tăng mạnh về giá Chưa “hạ nhiệt”, giá xuất khẩu cà phê có phiên tăng thứ 5 liên tiếp |
Trong đó, giá Arabica giảm thêm 0,77% về thấp nhất trong một tháng. Trái lại, giá Robusta tăng mạnh 3,22%, đánh dấu phiên nhồi phục thứ ba liên tiếp.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 đạt 171,4 triệu bao, trong khi tiêu thụ ở mức kỷ lục 169,5 triệu bao. Tồn kho cà phê thế giới dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua là 26,5 triệu bao.
Giá xuất khẩu cà phê diễn biến trái chiều |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam dự báo sản lượng cà phê trong niên vụ hiện tại 2023/2024 có thể giảm 10% xuống 1.656 triệu tấn, vụ mùa thấp nhất trong 4 năm, do thời tiết không thuận lợi. Dù vụ mùa Việt Nam thu hoạch rộ, nhưng sức cung ứng không đủ mạnh như những năm trước. Người dân đang có xu hướng hạn chế bán để chờ giá lên, đẩy giá cà phê nội địa tăng liên tục.
Khi mới mở cửa phiên giá nối tiếp đà giảm của phiên cuối tuần trước khi thị trường tiếp tục phản ứng với những tín hiệu tích cực từ nguồn cung. Chính phủ Brazil cho biết quốc gia này đã cho phép xuất đi 4,06 triệu bao cà phê dạng hạt loại 60kg (tương đương 243.560 tấn) trong tháng 12. Đây là lượng cà phê xuất khẩu cao nhất hàng tháng trong 3 năm gần nhất, tăng lần lượt 33,75% và 3,77% so với cùng kỳ năm 2022 và tháng 11/2023.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đang giữ đà tăng |
Cùng với đó, Liên đoàn cà phê Colombia cũng ước tính sản lượng cà phê của quốc gia này tiếp tục đà hồi phục trong năm 2023. Theo đó, Colombia ước tính đã sản xuất 11,3 triệu bao cà phê trong năm vừa qua, tăng 2% so với năm 2022. Đáng chú ý, sản lượng cà phê trong tháng 12/2023 của Colombia đạt 1,22 triệu bao, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2022, kéo theo đó xuất khẩu tăng 3%, lên mức 1,06 triệu bao. Colombia hiện là quốc gia cung ứng cà phê Arabica lớn thứ hai thế giới
Số liệu tích cực từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê giúp thị trường vơi bớt lo ngại thiếu hụt nguồn cung đối với cà phê Arabica, đặc biệt khi tồn kho đạt chuẩn cũng dần cải thiện dù tốc độ còn chậm.
Tuy vậy, đến giữ phiên tối, chỉ số Dollar Index giảm, kéo theo tỷ giá USD/BRL cũng đi xuống. Chênh lệch tỷ giá rút ngắn đã gây tâm lý lo ngại hạn chế bán cà phê từ nông dân Brazil do thu về ít ngoại tệ hơn.
Trong khi đó, thị trường Robusta đang trong tâm lý chờ đợi số liệu xuất khẩu cà phê tháng 12 của Việt Nam với lo ngại nông dân hạn chế bán hàng.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (9/1), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ cũng đồng loạt tăng nhẹ 100 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước hiện được thu mua quanh mức 67.800 - 68.600 đồng/kg.
Trong năm 2024, tình hình nguồn cung tại Việt Nam được dự báo sẽ chưa cải thiện, tác động đến giá cà phê cả trong nước và thị trường quốc tế.
Tổng nguồn cung của Việt Nam vẫn thấp hơn niên vụ trước do lượng tồn kho trong niên vụ 2022-2023 chuyển sang chỉ đạt 390.000 bao, giảm mạnh từ mức 3,58 triệu bao của niên vụ 2021-2022. Do đó, xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam được dự báo sẽ giảm 2,4 triệu bao xuống còn 23 triệu bao. Tồn kho cuối niên vụ 2023-2024 dự kiến vẫn ở mức thấp là 359.000 tấn.
Ngoài Việt Nam, một số quốc gia xuất cà phê trên thế giới cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Trong báo cáo mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê Robusta toàn cầu giảm năm thứ hai liên tiếp xuống còn 74,1 triệu bao so với 76,6 triệu bao của niên vụ trước và là mức thấp nhất trong 4 niên vụ gần đây.
Ngọc Ngân