Diễn biến thị trường phiên 20/8
Kết phiên hôm nay, VN-Index tăng 10,93 điểm, lên 1.272,55. Chỉ số sàn HNX-Index cũng tăng 1,29 điểm đạt 237,3 điểm. UPCoM-Index tăng 0,38 điểm lên 94,1 điểm.
Sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường phiên hôm nay với số mã tăng áp đảo với hơn 500 mã tăng so với 260 mã giảm. Tổng giá trị toàn thị trường đạt 21.282 tỷ đồng, khối lượng đạt 930 triệu đơn vị. Trong đó, Giá trị giao dịch sàn HOSE đạt 19.016 tỷ đồng, cao hơn 23% so với phiên trước, tương ứng khối lượng 810 triệu đơn vị.
Trong tâm lý lạc quan, sắc xanh lan tỏa khắp thị trường, kể đến các nhóm ngành khác như ngân hàng, chứng khoán, vận tải... Giao dịch khối ngoại ghi nhận trạng thái tích cực khi mua ròng với giá trị gần 313 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Diễn biến giao dịch khối ngoại các tháng trước đó. |
Khối ngoại quay lại mua ròng hơn 300 tỷ đồng
Trên sàn HOSE, khối ngoại quay đầu mua ròng 327 tỷ đồng, khối lượng mua ròng tương ứng đạt 10,1 triệu đơn vị.
Trong đó, tại chiều bán, về khối lượng, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra 47 triệu cổ phiếu, tổng giá trị tương ứng đạt 1.501,7 tỷ đồng. Cổ phiếu VHM của Vinhomes tiếp tục đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị 180 tỷ đồng, tương ứng với 4,5 triệu đơn vị, đánh dấu phiên bán dòng thứ 30 liên tiếp của mã này. Dù vậy, kết phiên, giá cổ phiếu VHM tăng 2%% lên 39.400 đồng/cổ phiếu, đây là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của cổ phiếu Vinhomes.
Top 10 cổ phiếu bán ròng trên HOSE |
Đứng thứ hai trong danh sách bán ròng là cổ phiếu GAS của Tổng Công ty khí Việt Nam với giá trị bán ròng 41,9 tỷ đồng, tương đương 492.260 đơn vị. Kết phiên, giá GAS đứng tham chiếu tại 84.500 đồng/cp. HDB và TCB cũng bị bán ròng với giá trị khoảng 35 tỷ đồng. Cùng chiều, các mã như HSG, HPG, LBP, PVD cùng bị xả trên 25 tỷ đồng mỗi mã.
Ngược chiều xu hướng, VCB được khối ngoại gom mua
Chiều ngược lại, khối ngoại đã mua vào tổng cộng 58 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE, tương ứng giá trị giao dịch đạt 1.832 tỷ đồng.
Trong đó, cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được mua ròng đột biến với giá trị 157,8 tỷ đồng, khối lượng mua ròng tương ứng đạt 1,7 triệu đơn vị. Trong khi 2 phiên trước đó bán ròng nhẹ. Kết phiên, giá VCB tăng hơn 2% lên 90.800 đồng/cp.
Về Vietcombank, theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2024, ngân hàng này ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm cao kỷ lục, đạt hơn 20.834 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, tính đến hết tháng 6, số dư nợ xấu nội bảng của Vietcombank ở mức hơn 16.444 tỷ đồng, tăng 32% so với cuối năm 2023. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 75% lên 3.048 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 17,4% đạt giá trị 3.380 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn tăng gần 28%, tương ứng tăng hơn 2.177 tỷ đồng lên con số 10.017 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,98% vào đầu năm lên 1,2% tại thời điểm hết quý 2.
Top 10 cổ phiếu bán ròng trên HOSE |
Trở lại với diễn biến khối ngoại, cổ phiếu FPT cũng được gom mua 128 tỷ đồng, tương ứng với 974.590 đơn vị. Khối ngoại cũng tập trung gom mua các mã cổ phiếu khác như MWG, DPM, NVL với giá trị lần lượt 98 đồng, 86 tỷ đồng và 51 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại trên sàn HNX
Trên sàn HNX, khối ngoại giảm đà bán ròng xuống còn 7 tỷ đồng, khối lượng bán ròng tương ứng đạt 683.040 đơn vị, phiên trước bán ròng 28 tỷ đồng.
Tại chiều mua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào tổng cộng 2,5 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị đạt 69 tỷ đồng. Cổ phiếu CEO là tâm điểm của sự chú ý khi được mua ròng với giá trị 6 tỷ đồng, tương ứng 393.200 đơn vị, đây là phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp của mã này. Kết phiên, thị giá CEO tăng mạnh 8,3% lên 16.800 đồng/cp. Ngoài ra, cổ phiếu SHS của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội được gom mua 5 tỷ đồng, tại PVS là 4 tỷ đồng. DTD và MBS được khối ngoại chú ý hơn 3 tỷ đồng.
Ở chiều bán, khối ngoại đã bán ra tổng cộng 1,8 triệu cổ phiếu với giá trị 75,6 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu PVI dẫn đầu danh sách bán ròng với giá trị 15 tỷ đồng, khối lượng tương ứng đạt 285.300 đơn vị, trong khi 3 phiên trước đó mua ròng liên tiếp. Kết phiên, giá PVI giảm nhẹ còn 52.100 đồng/cp. Các mã như TND, BVS và NTP cũng bị bán ròng lần lượt 7 tỷ đồng, 5 tỷ đồng và 4 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại trên thị trường UPCoM
Trên sàn UPCoM, khối ngoại quay xe bán ròng nhẹ 7 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng đạt 201.520 đơn vị, phiên trước đó mua ròng 31 tỷ đồng.
Tại chiều mua, nhà đầu tư nước ngoài đã gom tổng cộng 10,8 tỷ đồng, tương đương 239.300 đơn vị. Cổ phiếu ACV của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam tiếp tục dẫn đầu danh sách mua ròng song giá trị đã giảm so với phiên trước còn 3,7 tỷ đồng, tương ứng với 32.980 đơn vị (phiên trước mua ròng 17 tỷ đồng). Đây cũng là phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp của mã này. Kết phiên, giá ACV tăng 1,8% lên 113.900 đồng/cp. Ngoài ACV, OIL được gom mua nhẹ hơn 1 tỷ đồng. Các mã KLB, BLT, SBD được mua vài trăm triệu đồng mỗi mã.
Ngược chiều, khối ngoại đã bán ra tổng cộng 440.820 cổ phiếu với giá trị 18 tỷ đồng. Cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi dẫn đầu về giá trị bán ròng với 9 tỷ đồng. Đánh dấu phiên thứ 10 liên tiếp mã này bị khối ngoại bán ròng. Tuy nhiên, kết phiên 20/8, giá QNS tăng 0,6% lên 48.200 đồng/cp (3 phiên trước đó giảm liên tiếp). Cổ phiếu MPC và BSR bị bán ròng nhẹ hơn 1 tỷ đồng mỗi mã. ABI, IFS, VEA cũng bị bán vài trăm triệu đồng mỗi mã.
Những "siêu cổ phiếu" dưới góc nhìn của Chứng khoán Mirae Asset Mirae Asset khuyến nghị 28 cổ phiếu thuộc nhóm super gồm nhiều cái tên hot như MWG, HAG, HPG, HSG, CTD... |
Thị trường bất động sản nửa cuối 2024: Phân hóa và cơ hội Trong nửa cuối năm 2024, cổ phiếu bất động sản dự kiến sẽ có sự phân hóa. Các doanh nghiệp như KDH, NLG với khả ... |
Chứng khoán vượt mốc 1.270, cổ phiếu bất động sản góp công lớn Thị trường chứng khoán sau phiên đầu tuần khởi sắc tiếp đà tăng hơn 10 điểm phiên 20/8, thanh khoản cũng có dấu hiệu cải ... |
Anh Vũ