Khối ngoại tích cực gom mua một cổ phiếu ngân hàng trong phiên VN-Index tăng hơn 10 điểm

10/07/2024 - 01:02
(Bankviet.com) Khối ngoại có phiên thứ 23 liên tiếp "xả hàng" trên thị trường Việt Nam, tập trung bán FPT, ngược chiều chi 570 tỷ gom một cổ phiếu ngân hàng,...

Đóng cửa phiên hôm nay (9/7), sàn HOSE có 295 mã tăng và 155 mã giảm, VN-Index tăng 10,15 điểm (+0,79%), lên 1.293,71 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 821,8 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 21,8 nghìn tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi khối này bán ròng với giá trị 462 tỷ đồng trên toàn thị trường. Đây là phiên thứ 23 liên tiếp khối ngoại rút ròng trên thị trường Việt Nam.

Về mức độ ảnh hưởng, các cổ phiếu kéo chính, nhóm ngân hàng gồm VCB, BID, VPB, HDB, MBB… và GVR, BCM, VIC, VHM là những mã đóng góp lớn cho đà tăng hôm nay. Ở chiều ngược lại, FPT và HVN đè chỉ số khá mạnh chỉ số VN-Index.

Diễn biến khối ngoại sàn HOSE
Diễn biến khối ngoại sàn HOSE

Trên sàn HOSE, trong phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục xả bán cổ phiếu song đã giảm quy mô xuống còn 463 tỷ đồng.

Tại chiều bán, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ra 73 triệu cổ phiếu với tổng giá trị đạt 2.992 tỷ đồng, tập trung vào các mã như FPT, MSN, VRE, TCB MWG, HVN,…

FPT: Hôm nay, khối ngoại bán ròng tại FPT với giá trị 680 tỷ đồng, tương ứng với 5 triệu cổ phiếu bán ra. Kết phiên, giá cổ phiếu FPT giảm 1,5% về 137.500 đồng/cp, dứt chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp trước đó.

MSN: Cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn MaSan bị khối ngoại xả bán 156 tỷ đồng, khối lượng bán ròng tương ứng đạt 2 triệu đơn vị. Đây là phiên xả bán mạnh thứ 2 liên tiếp, phiên trước đó rút ròng 161 tỷ đồng.

VRE: Hôm nay khối ngoại bán ròng cổ phiếu của Vincom Retail với giá trị 92 tỷ đồng, khối lượng bán ròng tương ứng đạt 4,4 triệu đơn vị. Kết phiên, thị giá VRE tăng 1% lên 20.500 đồng/cp.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn bán ròng ở TCB 83 tỷ đồng, MWG 82,6 tỷ đồng, STB bị bán 45 tỷ đồng,…

Tại chiều mua, khối ngoại hôm nay mua vào 84 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 2.529 tỷ đồng, tập trung ở các mã như HDB, TNH, VPB, PC1, BID,…

HDB: Khối ngoại chi 574 tỷ đồng gom mua cổ phiếu HDB, tương ứng với khối lượng đạt 23 triệu cổ phiếu, trong khi phiên trước đó, xả bán 477 tỷ đồng ở mã này. Kết phiên, thị giá HDB tăng 3,4% lên 25.250 đồng/cp.

HDBank vừa chốt ngày chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ lãi suất 10% là 15/7/2024, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/7/2024 . Ngày thanh toán cổ tức bằng tiền mặt dự kiến là 26/7/2024. Cổ đông có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ được nhận 1.000 đồng/cổ phiếu. Với hơn 2,9 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính HDBank sẽ chi hơn 2.900 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông.

TNH: Khối ngoại hôm nay mua ròng 137 tỷ đồng ở cổ phiếu của ệnh viện Quốc tế Thái Nguyên, tương ứng với khối lượng mua ròng đạt 5 triệu đơn vị. Kết phiên, thị giá TNH tăng 1% lên 28.500 đồng/cp.

VPB: Khối ngoại mua ròng 69 tỷ đồng ở cổ phiếu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, khối lượng mua ròng tương ứng đạt 3,5 triệu đơn vị. Kết phiên, thị giá VPB tăng 1,8% lên 19.400 đồng/cp, thanh khoản đạt 32 triệu đơn vị.

Ngoài ra, khối ngoại còn mua ròng 51 tỷ đồng ở mã PC1, BID cũng được gom mua 46 tỷ đồng, 41 tỷ đồng là giá trị mua ròng tại GMD,…

Về dòng tiền cá mập, FPT quay lại thống lĩnh dòng tiền với hơn 1.300 tỷ đồng, Top 5 mã ghi nhận giá trị giao dịch cao còn có HPG, VPB, MWG, DBC.

Khối ngoại tích cực gom mua một cổ phiếu ngân hàng trong phiên VN-Index tăng hơn 10 điểm
Diễn biến dòng tiền trên HOSE

FPT: Dòng tiền cá mập hôm nay chảy mạnh tại FPT với tổng giá trị giao đạt 1.327 tỷ đồng, tương ứng với thanh khoản đạt 9,6 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, FPT xuất hiện nhiều lệnh mua và bán giao động từ 5.000 – 10.000 cổ phiếu/lệnh. Đặc biêt trong phiên xuất hiện nhiều lệnh mua và bán tại FPT với khối lượng lên đến 50.000 đơn vị/lệnh. Kết thúc phiên hôm nay, khối lượng mua và bán chủ động được đánh giá nghiêng về chiều bán với tỷ lệ mua/bán là 4/5 triệu đơn vị.

HPG: Tổng giá trị giao dịch của HPG trong ngày hôm nay đạt hơn 653 tỷ đồng với khối lượng giao dịch đạt 22,5 triệu cổ phiếu. Kết phiên, thị giá HPG tăng 0,69% lên 29.000 đồng/cp. Trong phiên giao dịch, dòng tiền cá mập tìm đến HPG với nhiều lệnh mua/bán số lượng giao động trung bình quanh 10.000 - 30.000 đơn vị. Kết phiên, phe BÁN chiếm ưu thế hơn tại HPG với tỷ lệ mua/bán là 12/10,5 triệu đơn vị.

VPB: Tổng giá trị giao dịch của VPB trong ngày hôm nay đạt 617 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, thị giá VPB tăng 1,8% lên mốc 19.400 đồng/cp, thanh khoản giao dịch của cổ phiếu đạt 32 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, VPB xuất hiện nhiều lệnh mua/bán cổ phiếu với số lượng giao động từ 25.000 – 50.000 cổ phiếu/lệnh. Kết phiên, chiều mua chiếm ưu thế với tỉ lệ mua/bán là 21/11 triệu đơn vị.

MWG: 530 tỷ đồng là tổng giá trị giao dịch của MWG trong ngày hôm nay. Kết phiên, thị giá MWG giảm nhẹ vê vùng 66.800 đồng/cp với gần 8 triệu cổ phiếu sang tay. Trong phiên giao dịch, MWG xuất hiện lượng mua và lượng bán liên tục với thanh khoản từ 5.00 - 15.000 đơn vị/ lệnh. Kết phiên giao dịch, chiều bán chủ động đang chiếm ưu thế với tổng khối lượng bán đạt 5,1 triệu đơn vị.

DBC: Tổng giá trị giao dịch của DBC trong phiên hôm nay đạt 478 tỷ đồng với thanh khoản giao dịch đạt hơn 13 triệu cổ phiếu. Chốt phiên thị giá DBC tăng 3,1% lên 36.500 đồng/cp. Trong phiên giao dịch, DBC xuất hiện nhiều lệnh mua và bán với số lượng giao động trung bình từ 20.000 - 50.000 cổ phiếu. Kết thúc phiên hôm nay, phe mua chủ động được đánh giá đang chiếm ưu thế hơn với tỉ lệ mua/bán là 8/5 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, khối ngoại hôm nay mua ròng 5,8 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng đạt 341.420 đơn vị trên HNX.

Tại chiều mua nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 1,8 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị đạt 65 tỷ đồng. Tập trung tại các mã như PVS, BVS, VGS, SHS, HUT,…

PVS: Cổ phiếu của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam được khối ngoại gom mua 6,5 tỷ đồng, tương ứng với 149.810 đơn vị. Thị giá PVS tăng 2,7% lên 44.200 đồng/cp.

BVS: Khối ngoại chi 6 tỷ đồng mua ròng cổ phiếu Chứng khoán Bảo Việt , khối lượng tương ứng đạt 139.000 đơn vị. Kết phiên thị giá BVS tăng 7% lên 44.900 đông/cp.

Tại chiều bán, khối ngoại bán ra 1,5 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị 59 tỷ đồng. Tập trung bán tại các mã như PVI, TNG, NTP, PVB,…

PVI: Khối ngoại xả bán tại mã này với giá trị 9 tỷ đồng, tương ứng với 163.700 đơn vị, đánh dấu chuỗi 7 phiên bán ròng liên tiếp tại mã này. Kết phiên thị giá IDC tăng nhẹ lên 59.900 đồng/cp.

Top 5 mã được dòng tiền cá mập chú ý trên sàn HNX gồm có PVS (248 tỷ đồng), SHS (190 tỷ đồng), MBS (119 tỷ đồng), LAS (113 tỷ đồng), BVS (93 tỷ đồng).

Tại thị trường UPCoM, hôm nay khối ngoại giảm quy mô bán ròng xuống còn 4 tỷ đồng, tương ứng với 433.680 đơn vị, trong khi phiên trước đó bán ròng với với giá trị 175 tỷ đồng.

Tại chiều bán, nhà đầu tư nước ngoài bán ra 683.700 cổ phiếu với giá trị 21,7 tỷ đồng. Tập trung bán tại QNS, VGT, PHP, ACV,…

QNS: Khối ngoại bất ngờ xả bán mạnh 6,6 tỷ đồng tại mã này, tương ứng với 132.580 cổ phiếu bán ra, kết phiên thị giá ACV tăng 1% lên 50.000 đồng/cp.

Tại chiều mua, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 250.202 cổ phiếu, tương ứng với giá trị 17 tỷ đồng. Tập trung tại các mã MCH, BSR, MPC, DSC,…

MCH: Khối ngoại mua ròng tại MCH với giá trị 10 tỷ đồng, tương ứng với 47.900 cổ phiếu mua vào. Kết phiên gia cổ phiếu MCH tăng 0,6% lên 218.400 đồng/cp.

Về dòng tiền cá mập, cổ phiếu BSR dẫn đầu với 356 tỷ đồng, tương ứng với thanh khoản đạt 15 triệu cổ phiếu. Theo sau là các mã như VEA với giá trị 114 tỷ đồng, VGT (104 tỷ đồng), DDV (77 tỷ đồng), VGI (70 tỷ đồng).

Ôm nhiều tiền mặt, “cá mập” SGI Capital có gì trong danh mục?

Theo SGI Capital, ngoại trừ nhóm Ngân hàng đang có định giá dưới trung bình, phần lớn các nhóm ngành khác giá cổ phiếu đã ...

Những cổ phiếu tiềm năng nửa cuối năm dưới góc nhìn từ công ty chứng khoán

Báo cáo chiến lược tháng 7/2024 của SSI nghiêng về kịch bản thị trường tiếp tục xu hướng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024, ...

Điểm tựa cổ phiếu phân bón, chứng khoán bứt tốc lấy lại mốc 1.290 điểm

Thị trường chứng khoán phiên hôm nay tiếp tục lấy cổ phiếu nhóm phân bón, hóa chất làm "điểm tựa", thanh khoản cũng bất ngờ ...

Anh Vũ

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán