Sau hai phiên tăng mạnh đầu tuần, thị trường có phần hụt hơi khi tiếp cận lại vùng điểm 1.250, VN-Index quay đầu điều chỉnh. Dù vậy, lực cầu đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn giúp thị trường lấy lại được sắc xanh và đóng cửa trên vùng điểm 1.230. Kết tuần 7-11/8, VN-Index đóng cửa tại 1.232,21 điểm, tăng 6,23 điểm, tương đương 0,51% so với tuần trước.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, khối ngoại giao dịch có phần kém tích cực. Dù tổng giá trị giao dịch vẫn ghi nhận mua ròng 27 tỷ đồng, song chủ yếu nhờ giao dịch thoả thuận đột biến. Nếu loại trừ giao dịch mua ròng thoả thuận sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng hàng trăm tỷ đồng trên kênh khớp lệnh trong tuần qua.
Ảnh minh họa |
Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 692 tỷ đồng trên. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ bán ròng 503 tỷ đồng. Trong đó, khối này bán mạnh nhất các mã SSI với giá trị 276,4 tỷ đồng, GMD giá trị 246,7 tỷ đồng và VRE giá trị 148,1 tỷ đồng.
Chiều mua ròng, HPG được khối ngoại mua mạnh nhất với giá trị 293 tỷ đồng. Theo báo cáo cập nhật mới đây của Chứng khoán Agribank (Agriseco), biên lợi nhuận gộp cả năm của Tập đoàn Hòa Phát được dự báo sẽ cải thiện nhờ giá nguyên liệu đầu vào là than cốc và quặng sắt đã giảm đáng kể do nhu cầu thấp hơn dự kiến; HPG đã tiêu thụ hết hàng tồn kho giá cao. Cuối quý II/2023, hàng tồn kho của doanh nghiệp là hơn 32 nghìn tỷ đồng và là mức tồn kho thấp nhất cuối quý kể từ quý II/2021.
Cũng theo nhóm phân tích, nhu cầu vật liệu xây dựng sẽ tăng trong giai đoạn 2023 - 2024 nhờ Chính phủ đẩy mạnh chi tiêu cho cơ sở hạ tầng giúp cải thiện doanh thu cho HPG. Luỹ kế 7 tháng đầu năm 2023, mức giải ngân thực tế đã đạt hơn 291 nghìn tỷ đồng, tăng 22,8% và thực hiện 41,3% kế hoạch cả năm.
Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025, nâng công suất thép thô của Hòa Phát lên thành hơn 14 triệu tấn/năm giúp HPG tối ưu hoá công suất.
Trên sàn HNX, khối ngoại đảo chiều bán ròng gần 49 tỷ đồng. Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 58,2 tỷ đồng gom cổ phiếu SHS của Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội. Bên cạnh đó, danh mục rót ròng có sự góp mặt của IDC (11,8 tỷ đồng), PVS (10,3 tỷ đồng), VNR (4,2 tỷ đồng) và BVS (2,4 tỷ đồng).
Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung bán ròng 47,7 tỷ đồng ở cổ phiếu TNG, theo sau là 43,9 tỷ đồng mã CEO. Cùng với đó là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu như DTD, NVB, PTI, ... với giá trị thấp hơn.
Trên UPCoM, khối ngoại đảo chiều mua ròng đột biến hơn 990 tỷ đồng. Tại chiều mua, cổ phiếu SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương dẫn đầu với quy mô hơn 1.127,6 tỷ đồng. Trong đó riêng phiên 8/8 ghi nhận lượng mua ròng thoả thuận 44 triệu cổ phiếu SGB tương ứng giá trị gần 872 tỷ đồng.
Kế tiếp NĐT nước ngoài cũng bán ròng 22,1 tỷ đồng mã MPC và các giao dịch tương tự với quy mô thấp hơn như MCH (5,6 tỷ đồng), VTP (2,8 tỷ đồng) và QTP (2,4 tỷ đồng).
Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất hơn 97,2 tỷ đồng ở cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP. Theo sau là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu QNS (39,4 tỷ đồng), VGT (7,3 tỷ đồng), OIL (6,7 tỷ đồng), LTG (6,5 tỷ đồng), …
Vi phạm về đầu tư tài chính, PVCB Capital bị UBCKNN xử phạt Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 672/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ... |
Thị trường cần một nhịp nghỉ để tích lũy và thiết lập mặt bằng giá mới, NĐT hạn chế bị cuốn theo biến động ngắn Chuyên gia cho rằng, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II đã qua đi, thị trường đang tiến vào vùng trống thông tin. ... |
Nhận định chứng khoán tuần 14-18/8: Các nhịp điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn VN-Index ghi nhận tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn trong tuần vừa qua quanh khu vực 1.250 điểm. Tuy nhiên, lực cầu đến từ nhóm ... |
Anh Khôi (t/h)