Trước đó, ngày 10/2 vừa qua KDC thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 20/3 và ngày nhận cổ tức là 6/4 tới đây.
Theo thông tin từ Kido, công ty đang hoàn tất các thủ tục để chốt danh sách cổ đông chia cổ tức sớm nhất vào giữa tháng 5/2023. Ngày đăng ký cuối cùng và thời gian chi trả cụ thể sẽ được công ty thông báo sau.
KDC bất ngờ hoãn trả cổ tức đặc biệt. Hình minh họa |
Bên cạnh đó, công ty cũng thông qua việc thực hiện chốt danh sách cổ đông để thực hiện việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Ngày đăng ký cuối cùng là 8/3, thời gian thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản dự kiến từ 16/3 đến ngày 28/3. Nội dung lấy ý kiến là các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Ngoài ra, HĐQT KDC cũng thông qua việc góp vốn thành lập Công ty CP Thực phẩm và Gia vị Ta. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực chế biến và bảo quản nước mắm với vốn điều lệ dự kiến là 200 tỷ đồng - trong đó, KDC sẽ tham gia góp 196 tỷ đồng, tương đương 98% vốn điều lệ của công ty chế biến nước mắm trên. Đồng thời, HĐQT cũng thông qua việc bầu cử ông Trần Kim Thành – Chủ tịch KDC sẽ là người được ủy quyền đại diện phần vốn góp tại Công ty CP Thực phẩm và Gia vị Ta.
Mới đây, HĐQT thông qua chủ trương tìm kiếm đối tác chuyển nhượng một phần trong tổng số cổ phần do Kido sở hữu tại Công ty CP Thực phẩm Đông lạnh Kido (KDF) với số lượng cổ phần kỳ vọng chuyển nhượng thành công là 17.821.600 cổ phần, chiếm 24,03% với giá thoả thuận do HĐQT quyết định với đối tác.
Công ty này có vốn điều lệ 741,6 tỷ và Kido đang sở hữu 51.160.000 cổ phần, chiếm 73,03% vốn điều lệ.
Trên thị trường chứng khoán, sau thời gian đi ngang trong biên độ hẹp, thị giá KDC có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Hiện, KDC đang dừng tại mức 55.300 đồng/cp, giảm 15% so với mức giá hồi đầu năm.
Diễn biến giá cổ phiếu KDC thời gian gần đây. Nguồn: TradingView |
Về kết quả kinh doanh, trong quý IV/2022, Tập đoàn Kido ghi nhận doanh thu đạt 2.992,7 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù mức doanh thu ghi nhận giảm không đáng kể nhưng lợi nhuận sau thuế của KDC chỉ đạt vỏn vẹn 4,9 tỷ đồng, giảm đến 97% so với mức lợi nhuận cùng kỳ 2021 là 165,6 tỷ đồng. Có thể nói, đây là mức lợi nhuận thấp kỷ lục trong vòng 5 năm gần đây của KDC.
Trong kỳ kinh doanh, giá vốn bán hàng của doanh nghiệp tăng 9% lên 2.664,1 tỷ đồng so với cùng kỳ 2.434 tỷ đồng; lợi nhuận gộp của Kido giảm 53,7% còn 286,7 tỷ đồng so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh còn 9,6% khi con số này cùng kỳ đạt 20,1%. Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động tài chính của Kido tăng mạnh 77,5 lần lên mức 176,8 tỷ đồng, cùng kỳ đạt 2,3 tỷ đồng. Chi phí tài chính của KDC cũng ghi nhận tăng vọt khi tăng gấp 2,2 lần lên 125,2 tỷ đồng, mức chi phí này ở cùng kỳ là 56,6 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 30,5 tỷ đồng tương ứng với 28% so với cùng kỳ về 78,5 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi trong quý iv, Kido ghi nhận lỗ nặng 110 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 188,9 tỷ đồng, tức giảm 298,9 tỷ đồng. Với khoản lỗ lớn đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, công ty chỉ thoát lỗ thông qua doanh thu tài chính tăng đột biến. Theo giải trình của công ty, kết quả kém sắc trong quý IV là do tác động của thị trường lên chi phí doanh nghiệp.
Lũy kế năm 2022, KDC có doanh thu cả năm ở mức 12.771,9 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2021 nhưng lợi nhuận sau thuế lại ghi nhận giảm 42,7% về còn 374,2 tỷ đồng; mức lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 510,4 tỷ đồng, giảm 25,8% so với 2021.
Như vậy, với mục tiêu tổng doanh thu thuần đạt 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 900 tỷ đồng, KDC đã hoàn thành 89,42% kế hoạch về doanh thu và 56,7% kế hoạch về lợi nhuận năm 2022.
Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản KDC đạt 14.035 tỷ đồng, giảm nhẹ 37,7 tỷ đồng so với năm 2021. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm 14,2% xuống còn 1.100 tỷ đồng;hàng tồn kho giảm 11,3% về 2.213,7 tỷ đồng;các khoản phải thu ngắn hạn tăng 419 tỷ đồng lên 2.971 tỷ đồng, mức tăng 16,4%.
Trong cơ cấu tài sản KDC, nợ phải trả tính đến hết năm 2022 ở mức 6.983,8 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,7% so với cùng kỳ. Trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm phần lớn lên đến 4.168,9 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các khoản vay tín chấp(khoản vay không có tài sản đảm bảo) tại Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tp. HCM có tổng giá trị 1.502,3 tỷ đồng; vay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 844,2 tỷ đồng; vay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam – chi nhánh Tp.HCM 442,8 tỷ đồng; khoản vay Ngân hàng Thương mại Taipei Fubon giá trị 463,6 tỷ đồng; khoản vay 434,7 tỷ đồng tại Ngân hàng Cổ phần Thương mại Quân đội – chi nhánh Tp. HCM và khoản vay 231,9 tỷ đồng tại Ngân hàng Malayan Berhad.
Nợ dài hạn của công ty giảm 251,8 tỷ đồng so với cùng kỳ còn 1.529 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ còn 1.606,9 tỷ đồng.
Đáng chú ý, bên cạnh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, tài sản, theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của KDC đang âm hơn 442 tỷ đồng, cùng kỳ đạt âm 20,8 tỷ đồng.
Gas Petrolimex (PGC) đặt kế hoạch lãi 2023 đạt 168 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức 12% Năm 2023, Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP (HOSE: PGC) đặt mục tiêu doanh thu đạt 4.154 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt ... |
Thương mại Củ Chi (CCI) chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức 2022 Ngày 27/3 tới đây, Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi (HOSE: CCI) sẽ chốt danh sách cổ đông ... |
Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn sắp nhận hơn 60 tỷ đồng cổ tức từ Sasco Nắm giữ hơn triệu cổ phiếu SAS, nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch HĐQT Sasco, ông Johnathan Hạnh Nguyễn dự kiến sẽ nhận ... |
Quỳnh Nga