Cụ thể, mới đây Techcombank vừa đồng loạt tăng 0,2% điểm % lãi suất huy động đối với các kỳ hạn 1 - 5 tháng và vẫn giữ nguyên mức lãi suất huy động đối với các kỳ hạn khác so với biểu lãi suất công bố gần nhất.
Sau khi được điều chỉnh tăng, với sản phẩm tiền gửi "Phát lộc tại quầy", mức lãi suất áp dụng đối với kỳ hạn 1 - 2 tháng dao động trong khoảng 2,55 - 2,7%/năm; 3 - 5 tháng đang được áp dụng mức lãi suất 2,95 - 3,3%/năm.
Hình minh họa. |
Đối với các kỳ hạn còn lại, Techcombank quyết định giữ nguyên lãi suất huy động. Theo đó, đối với kỳ hạn 6 - 8 tháng vẫn áp dụng mức lãi suất 3,55 - 3,8%/năm; 9 - 11 tháng ấp dụng mức lãi suất 3,6 - 3,85%/năm và đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 4,65 - 4,9%/năm.
Còn với khách hàng gửi tiền online, Techcombank áp dụng lãi suất cao hơn từ 0,1-0,2%/năm so với hình thức gửi tiền tại quầy. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 1 và 2 tháng dao động từ 2,75-2,9%/năm; kỳ hạn từ 3 đến 5 tháng dao động từ 3,15-3,5%/năm.
Đáng chú ý, ngay cả với tài khoản thanh toán, Techcombank cũng áp dụng lãi suất lên tới 3,3%/năm thay vì mức lãi suất không kỳ hạn 0,1%/năm như thông thường.
Nhưng lãi suất huy động cao nhất đang niêm yết tại Techcombank là 5%/năm, dành cho khách hàng Private khi gửi tối thiểu 3 tỷ đồng kỳ hạn từ 12-36 tháng. Tuy vậy, lãi suất các kỳ hạn tại Techcombank vẫn thuộc nhóm thấp nhất hệ thống hiện nay.
Tương tự, lãi suất huy động tại ngân hàng Sacombank mới nhất tháng 2/2023 cũng được điều chỉnh tăng mạnh 1% ở kỳ hạn dài, theo đó đối với tiền gửi online 36 tháng được áp dụng mức lãi suất 6,2%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ. Nhưng so với tháng 1/2024, lãi suất huy động của Sacombank có xu hướng giảm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống và tăng ở các kỳ hạn trên 12 tháng.
Trước đó, tại thời điểm đầu tháng 1/2024, ACB cũng bất ngờ tăng lãi suất huy động. Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến tại nhà băng này, lãi suất tiền gửi từ 1 - 3 tháng tăng 0,3%; kỳ hạn 12 và 18 tháng tăng nhẹ 0,1%.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi trực tuyến dành cho tài khoản tiết kiệm dưới 200 triệu đồng như sau: kỳ hạn 1 tháng là 2,9%/năm, 2 tháng 3%/năm, 3 tháng 3,2%/năm, 6 tháng 3,9%/năm, 9 tháng 4,2%/năm và 12 tháng là 4,8%/năm... Mức lãi suất cao nhất tại ACB hiện là 5% đối với kỳ hạn 12 tháng, mức gửi từ 5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường hiện nay là 10,15%/năm nhưng ở kỳ hạn dài và đòi hỏi giá trị tiền gửi lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Cụ thể, mức lãi suất cao nhất tại Dong A Bank vẫn giữ ở 7,5%/năm cho khách hàng gửi tiền kỳ hạn từ 13 tháng trở lên với khoản gửi từ 200 tỷ đồng.
Tương tự, lãi suất huy động cao nhất trong hệ thống hiện được niêm yết tại ABBank với mức 10,15%/năm. Mức lãi suất trên áp dụng đối với các trường hợp gửi tiết kiệm từ 1.500 tỷ đồng trở lên trên một khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng, lãi cuối kỳ và phải có phê duyệt của Tổng giám đốc ngân hàng.
PVcomBank cũng áp dụng lãi suất cao nhất lên tới 10%/năm cho tiền gửi kỳ hạn gửi 12 và 13 tháng với số dư tiền gửi mới từ 2.000 tỷ đồng trở lên. Tại HDBank, mức lãi suất cao nhất 8,2%/năm được áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 13 tháng tối thiểu từ 300 tỷ đồng.
Tại MSB đang có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 8,5%/năm. Lãi suất này áp dụng cho kỳ hạn 12 - 13 tháng với hạn mức từ 500 tỷ đồng đối với các tài khoản tự động gia hạn từ 1/1/2018. BaoVietBank, lãi suất tiết kiệm cao nhất khách hàng được hưởng lên tới 6,2%/năm, với kỳ hạn 60 tháng.
SCB huy động các khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng với lãi suất 6,8%/năm, kỳ hạn 13 tháng. Còn lãi suất tiết kiệm cao nhất của MBBank hiện ghi nhận ở mức 6,1%/năm cho các kỳ hạn 36 - 60 tháng (đối với khu vực miền Trung và miền Nam).
Mặc dù vậy, mặt bằng lãi suất tiền gửi vẫn duy trì mức thấp ở hầu hết ngân hàng. Theo khảo sát, NCB, DongA Bank vừa giảm tiếp lãi suất huy động. Cụ thể, NCB giảm lãi suất từ 0,1-0,3%/năm đối với tất cả các kỳ hạn huy động. Và đây là lần thứ hai ngân hàng này thông báo giảm lãi suất huy động kể từ đầu tháng 2/2024.
Hiện NCB niêm yết lãi suất kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng dao động từ 3,6-3,8%/năm, giảm 0,3%/năm so với trước đó. Lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 đến 11 tháng cũng giảm 0,2%/năm xuống dao động từ 4,65-4,75%/năm. Lãi suất các kỳ hạn từ 12 tháng tại NCB giảm 0,1%/năm so với trước xuống dao động ở mức từ 5,2-5,7%/năm.
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng tại DongA Bank đã đồng loạt giảm 0,4%/năm xuống còn 3,5%/năm. Mức giảm tương tự cũng áp dụng cho các kỳ hạn khác, đưa lãi suất tiền gửi từ 6 đến 8 tháng xuống mức 4,5%/năm, kỳ hạn từ 9 đến 11 tháng còn 4,7%/năm, kỳ hạn 12 tháng còn 5%/năm.
Biểu lãi suất tiết kiệm cao nhất được các ngân hàng khác như PGBank 5,2%/năm đối với kỳ hạn 24 – 36 tháng; NCB 5,6%/năm; GPBank 4,85%/năm; ABBank 4,7%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng và OCB với mức lãi suất huy động 6%/năm.
Lãi suất huy động thấp nhất thị trường hiện vẫn đang thuộc về 4 “ông lớn” ngân hàng quốc doanh gồm: Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank. Trong đó, Vietcombank và Agribank niêm yết lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng chỉ 1,7%/năm, thấp nhất hệ thống. Lãi suất kỳ hạn 3-5 tháng tại 2 ngân hàng này chỉ 2%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng chỉ 3%/năm.
Lãi suất các kỳ hạn tương ứng tại BIDV và VietinBank nhỉnh hơn 0,2%/năm so với các mức trên. Đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất niêm yết tại 4 ngân hàng lớn dao động từ 4,7-5%/năm.
Nhận định chung về xu hướng lãi suất, giới chuyên gia cho rằng, lãi suất thấp sẽ có thể tiếp tục duy trì trong những tháng đầu năm nay. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, các ngân hàng có thể sẽ tiếp tục hạ lãi suất, ít nhất là trong quý I/2024 cho đến khi hoạt động kinh tế khởi sắc trở lại vào khoảng nửa sau của năm 2024.
Mức nền lãi suất huy động thấp tạo tiền đề cho lãi suất cho vay tiếp tục giảm để khôi phục và phát triển kinh tế. Thế nhưng, Tổng giám đốc một ngân hàng lớn cho hay, trong bối cảnh thị trường còn khó khăn hiện nay, các kênh đầu tư (chứng khoán, bất động sản…) chưa mấy sáng sủa nên người dân và cả nhà đầu tư vẫn chọn tiết kiệm.
Giới chuyên gia cho rằng, trong năm 2024, gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn là kênh đầu tư sinh lời bền vững dù lãi suất không còn hấp dẫn như thời điểm đầu năm ngoái. Đáng chú ý là ở thời điểm kinh tế khó khăn, doanh nghiệp chưa phục hồi, ổn định, đầu tư vào đâu cũng phải tính toán, thậm chí chấp nhận rủi ro cao như hiện tại, tiền gửi vẫn là lựa chọn hàng đầu.
Lãi suất liên ngân hàng đảo chiều hạ nhiệt sau Tết Nguyên đán 2024 Đúng như dự báo của giới chuyên gia, lãi suất liên ngân hàng tại các kỳ hạn ngắn đã quay đầu hạ nhiệt sau kỳ ... |
Ngân hàng cần phải thực hiện ngay việc công bố lãi suất cho vay bình quân Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, nếu không công khai lãi suất cho vay bình quân ở mức phù hợp sẽ khó thu ... |
Vân Anh (T/H)