Tác dụng của mỡ lợn với sức khỏe Ăn ớt chuông Đà Lạt - và lợi ích cho sức khỏe Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe |
Trà thảo mộc là loại thức uống tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích. Dưới đây là những loại trà tốt cho sức khoẻ được các chuyên gia khuyên nên dùng thường xuyên.
Lợi ích của trà đối với sức khoẻ
Trà là loại đồ uống có nguồn gốc từ thực vật đã được chứng minh nhiều đặc tính bổ dưỡng, do có chứa các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol, là chất chống oxy hóa mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Chất phytochemical - polyphenol trong trà đóng vai trò ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương tế bào và bảo vệ tế bào khỏi các chất gây ung thư, theo Mayo Clinic.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, so với những người không uống trà, những người lớn tuổi thường xuyên uống trà (như trà xanh, đen hoặc trà ô long), có liên quan đến với chức năng nhận thức lành mạnh hơn.
Những loại trà tốt cho sức khoẻ
Trà ô long
Trà ô long là một loại trà phổ biến. Loại trà này chứa hợp chất EGCG, có đặc tính chống ung thư.
Trà nghệ
Nghệ là nguyên liệu bổ sung phổ biến cho nhiều món ăn tạo hương vị độc đáo và mang đến những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn. Lợi ích sức khỏe và khả năng kéo dài tuổi thọ của củ nghệ có sự đóng góp của curcumin. Đây là hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học, đặc tính chống ung thư.
Trà xanh
Trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ chức năng não và cải thiện độ đàn hồi của da để ngăn chặn tình trạng chảy xệ và duy trì vẻ tươi sáng, trẻ trung.
Ảnh minh họa |
Trà vối
Cây vối mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta, từ lâu, lá - nụ - vỏ - rễ của cây vối được người dân dùng làm trà uống giải khát.
Lá vối tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính kháng khuẩn nhưng đặc biệt không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Lá và nụ vối có chất kháng sinh thực vật, diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh, kể cả vi trùng Gram- và Gram+.
Theo Đông y, vối có vị hơi chát, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải biểu, tiêu trệ, sát khuẩn. Dân gian thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.
Trà atiso
Hoạt chất chính của atiso là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic). Ngoài ra, còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại kali, canxi, magie, natri.
Atiso tác dụng hạ cholesterol và ure trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi.
Trà Atiso. Ảnh minh họa |
Atiso được sử dụng trong y học cổ truyền từ nhiều thế kỷ cho việc khắc phục các vấn đề cụ thể của lá gan và túi mật. Trong hệ thống y học cổ truyền của Brazil, các chế phẩm từ lá được sử dụng cho các vấn đề gan và túi mật, tiểu đường, cholesterol cao, huyết áp cao, thiếu máu, tiêu chảy, sốt, chứng viêm loét, và bệnh gút.
Ở một số nước mà các loại thảo dược tiêu chuẩn hóa, atiso được sản xuất và bán như thuốc theo toa cho những người rối loạn tiêu hóa và gan, cholesterol cao.
Trà đen
Trà đen có khả năng kéo dài tuổi thọ bằng cách hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm thiểu các vấn đề tim mạch tiềm ẩn.
Trà dâm bụt
Trà dâm bụt là một ví dụ điển hình cho một loại trà thảo mộc có thể giúp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Trà dâm bụt không chứa các hợp chất thực vật nhưng vẫn mang lại những lợi ích cho sức khỏe nhờ các hợp chất tự nhiên có trong loại trà này.
Trà dâm bụt có một số tác dụng kháng virus, giúp kiểm soát cholesterol bằng cách giảm mức LDL (cholesterol xấu) và chất béo trung tính. Uống loại trà này còn hỗ trợ giảm huyết áp.
Lê Nguyệt