Lối đi nào cho 154 dự án điện mặt trời để tránh lãng phí? |
Theo chuyên gia năng lượng Nguyễn Hoàng Dũng, hầu hết các doanh nghiệp bị thanh tra đều rơi vào thời điểm 2019-2020 khi họ đã triển khai hàng ngàn MW điện mặt trời do các yêu cầu thi công cấp bách để được hưởng cơ chế mua bán điện ưu đãi trong 20 năm (giá FIT).
Khi ấy, nhiều doanh nghiệp vừa thi công vừa phải gấp rút hoàn thiện các thủ tục hành chính để đảm bảo tiến độ. Nhiều dự án buộc phải chạy đua tiến độ để được vận hành thương mại đúng thời điểm theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, cuối năm 2020, đầu năm 2021, dịch bệnh diễn ra căng thẳng khiến cho công tác nghiệm thu gặp khó khăn. Tất cả mọi hoạt động bị ngưng trệ để phòng chống dịch.
Kết luận về việc thực hiện Quy hoạch điện 7 và điều chỉnh được Thanh tra Chính phủ ban hành vào năm ngoái khiến nhiều dự án điện mặt trời gặp khó hơn nữa do đa số đều thiếu cơ sở pháp lý.
Kết luận về việc thực hiện Quy hoạch điện 7 và điều chỉnh được Thanh tra Chính phủ ban hành vào năm ngoái khiến nhiều dự án điện mặt trời gặp khó hơn nữa do đa số đều thiếu cơ sở pháp lý. |
Thực trạng này khiến giới đầu tư năng lượng tái tạo “đau đầu” bởi họ đã bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng để thực hiện các dự án năng lượng sạch.
Chuyên gia năng lượng cho rằng với những vi phạm mang tính hành chính, nếu doanh nghiệp đã khắc phục, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nên xúc tiến rà soát bổ sung quy hoạch, cho phép các dự án được bán điện để có dòng tiền cho dự án, đảm bảo các phương án tài chính mà doanh nghiệp đã đầu tư.
Nếu không có nguồn thu, doanh nghiệp không thể hoàn thành nghĩa vụ thuế và trả nợ, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. |
Nếu không có nguồn thu, doanh nghiệp không thể hoàn thành nghĩa vụ thuế và trả nợ, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.
Ngọc Huy