Mới đây, Công ty CP Bến xe Hà Nội (UPCOM: HNB) ra thông báo chốt danh sách chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 5/6/2023.
Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 của Bến xe Hà Nội cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 98,4 tỷ đồng, tăng 61,3% so với năm trước. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 8,59 tỷ đồng, tăng 3,2 lần so với năm 2021.
Lợi nhuận sau thuế của HNB năm 2022 đạt 4,79 tỷ đồng, tăng gấp 37,6 lần năm trước, do năm 2021 chỉ báo lãi 124,26 triệu đồng.
Giải thích nguyên nhân, HNB cho biết, trong năm 2022, Công ty đã cơ bản trở lại hoạt động bình thường sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid năm 2021. Điều này khiến doanh thu cũng như kết quả kinh doanh năm 2022 tăng mạnh so với 2021.
Năm 2021, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng, dẫn tới sản lượng xe giảm mạnh, doanh thu của HNB lao dốc. Cụ thể, cả năm 2021, Công ty ghi nhận 62,1 tỷ đồng doanh thu, đạt 48% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế 2,68 tỷ đồng, đạt 16% kế hoạch. Công ty không chia cổ tức.
Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội có vốn điều lệ 95 tỷ đồng, nhưng hiện đang quản lý và sử dụng nhiều lô đất rất lớn ở Hà Nội như 19.268 m2 ở số 20 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 36.231 m2 ở mặt đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai (thời hạn thuê 50 năm), 11.828 m2 ở số 9 đường Ngô Gia Khảm, quận Long Biên, Hà Nội (thời hạn thuê 50 năm). Đây chính là địa điểm của 3 bến xe lớn nhất Hà Nội là bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát và bến xe Gia Lâm.
Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Bến xe Hà Nội bao gồm Tổng công ty Vận tải Hà Nội nắm giữ 67,06%; Công ty cổ phần Hợp tác Đầu tư và Phát triển nắm 16,36%; các cổ đông khác chiếm 16,58%.
Tính tới cuối năm 2022, HNB sở hữu 28,9 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Đồng thời, sở hữu 47,6 tỷ đồng các khoản tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng tại các ngân hàng thương mại với lãi suất từ 4,75% đến 4,9%/năm.
Chi phí sản xuất kinh doanh của HNB trong năm 2022 đạt 91,4 tỷ đồng, tăng 53,8% so với năm 2021. Trong cơ cấu chí phí của HNB, khoản chiếm nhiều nhất là chi phí nhân công 40,9 tỷ đồng (chiếm 44,7%), chi phí dịch vụ mua ngoài 24,5 tỷ đồng (chiếm 26,8%), các chi phí khác bằng tiền 14,8 tỷ đồng (chiếm hơn 16%).
Kể từ khi cổ phần hoá cho tới nay, dù sở hữu các bến xe đông đúc nhất Hà Nội nhưng kết quả kinh doanh của HNB không nổi trội, Công ty chưa năm nào chia cổ tức đến mức 10%.
Nhựa Picomat (PCH) lên kế hoạch tăng vốn lên 320 tỷ đồng, trả cổ tức 5% năm 2023 Lãnh đạo PCH nhận định năm 2023 bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động mạnh và khó đoán định, tăng trưởng ở ... |
ĐHCĐ Năm Bảy Bảy (NBB): Không chia cổ tức, huỷ phương án chào bán 50 triệu cổ phiếu Sau lần 1 tổ chức bất thành vì không đủ cổ đông tham dự, ngày 24/5, Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: ... |
Hodeco (HDC) sắp trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% Với 108,09 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Hodeco sẽ phát hành thêm 27,02 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022. |
Anh Khôi (t/h)