Luật Điện lực (sửa đổi): Nền móng mới cho thị trường điện và năng lượng tái tạo tại Việt Nam

26/11/2024 - 13:23
(Bankviet.com) Ngày 30/11, Quốc hội dự kiến biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đặt nền móng cho chuyển đổi năng lượng và thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. Những thay đổi nổi bật, bao gồm cơ chế giá điện hai thành phần và chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo, hứa hẹn tạo động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Cơ chế giá điện hai thành phần và chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo

Một trong những nội dung đáng chú ý là khung pháp lý cho giá bán lẻ điện hai thành phần, giúp phản ánh chính xác hơn chi phí sản xuất điện tại Việt Nam. Điều này hỗ trợ tăng giá bán lẻ điện, mang lại lợi ích dài hạn cho các nhà máy điện.

Trước đó, ngày 04/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình Bộ Công Thương đề án áp dụng cơ cấu giá điện hai thành phần, gồm giá công suất và giá điện năng. Đề án dự kiến thí điểm cho một số nhóm khách hàng trước khi mở rộng vào năm 2025. Theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP và Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt lộ trình áp dụng giá điện mới. Trên cơ sở này, EVN đã phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu và đề xuất phương án.

Luật Điện lực (sửa đổi): Nền móng mới cho thị trường điện và năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Điện gió, điện mặt trời, điện thủy triều, điện sóng biển, điện địa nhiệt và điện hải lưu được khuyến khích phát triển với giá thành hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống điện.

Mục tiêu của đề án là xây dựng và đề xuất cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hai thành phần cho từng nhóm khách hàng, dựa trên dữ liệu kinh tế và kỹ thuật. Đồng thời, đề án sẽ thiết lập lộ trình thử nghiệm và triển khai chính thức, hướng tới việc dần thay thế biểu giá điện một thành phần hiện nay. Quá trình này được thiết kế để đảm bảo phù hợp với hạ tầng kỹ thuật ngành điện, các yêu cầu pháp lý và khả năng thích nghi của người tiêu dùng với biểu giá mới.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nhấn mạnh 7 điểm đổi mới quan trọng, tạo tiền đề cho quá trình chuyển đổi năng lượng, xây dựng thị trường điện cạnh tranh và thu hút đầu tư, hướng tới bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Một trong những nội dung nổi bật là việc phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Các chính sách liên quan được thiết kế nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt tập trung vào các mô hình điện tự sản, tự tiêu và điện gió ngoài khơi.

Các chính sách ưu đãi và cơ chế hỗ trợ cho từng loại hình năng lượng tái tạo, năng lượng mới được xây dựng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn, đồng thời đáp ứng cam kết quốc tế về giảm phát thải. Các dự án điện gió ngoài khơi sẽ được hưởng cơ chế hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt để đẩy mạnh phát triển.

Đặc biệt, điện gió, điện mặt trời, điện thủy triều, điện sóng biển, điện địa nhiệt và điện hải lưu được khuyến khích phát triển với giá thành hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống điện. Điện mặt trời mái nhà và trên mặt nước cũng được chú trọng.

Nguồn điện sinh khối đồng phát sẽ được khai thác tối đa, kết hợp phát triển điện từ chất thải và sinh khối. Các nguồn năng lượng mới sẽ được phát triển dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực, và khả năng tài chính, hướng tới mục tiêu bền vững lâu dài.

Theo đó, Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến cung cấp khung pháp lý hoàn chỉnh cho năng lượng tái tạo, mở đường cho việc triển khai cơ chế giá mới vào năm 2025. Vietcap Research nhận định rằng cơ chế này có khả năng áp dụng theo hình thức đấu thầu với giá trần, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như REE, PC1, HDG, TV2 và GEX.

Ngoài ra, Luật Điện lực (sửa đổi) có thể cho phép ký kết hợp đồng sản lượng tối thiểu cho các dự án LNG, mang lại lợi ích trực tiếp cho POWGAS. Các dự án điện gió ngoài khơi cũng được hưởng lợi nhờ chính sách hỗ trợ tài chính và đảm bảo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) ổn định, tạo cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp như PVS và REE.

Đáng chú ý, luật mới còn mở ra khả năng tư nhân hóa các đường dây truyền tải điện từ 220kV trở xuống, nhằm thu hút nguồn vốn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Điều này hứa hẹn mang lại lợi ích lớn cho PC1, doanh nghiệp có tiềm năng mạnh trong mảng này.

Công ty CP Xây lắp và thương mại công nghiệp Việt Nam trúng gói thầu hơn 51 tỷ đồng tại Điện lực miền Nam

Mới đây, Ban QLDA lưới điện miền Nam, thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã ký Quyết định số 447/QĐ-ALĐMN phê duyệt ...

"Ông lớn" muốn bắt tay với EVN đầu tư 1 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam là ai?

Tập đoàn Sungrow, một tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đến từ Trung Quốc vừa bày tỏ mong muốn hợp ...

Năng lượng tái tạo Trung Nam gia hạn thành công cho lô trái phiếu 500 tỷ đồng

Công ty CP Năng lượng Tái tạo Trung Nam ghi nhận lỗ sau thuế gần 513 tỷ đồng trong năm 2023, trái ngược với kết ...

Hoài Nam

Hoài Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán