Theo quy định hiện hành, người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu nếu đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có không ít người đến tuổi hưu nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện, dẫn tới việc không thể nhận lương hưu theo quy định.
![]() |
Người không đủ điều kiện vẫn có thể nhận lương hưu |
Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực thay thế cho Luật BHXH 2014, với nhiều điểm mới nhằm mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội. Một trong những điểm đáng chú ý là quy định về chế độ cho người đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu, được nêu tại Điều 23 của Luật này.
Theo quy định, từ năm 2025, người lao động trong điều kiện bình thường được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên. Tuổi nghỉ hưu tiếp tục điều chỉnh tăng dần theo lộ trình đến năm 2028 là 62 tuổi với nam và đến năm 2035 là 60 tuổi với nữ. Cụ thể, vào năm 2025, tuổi nghỉ hưu của nam là 61 tuổi 3 tháng và nữ là 56 tuổi 8 tháng.
Như vậy, những người đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa tích lũy đủ 15 năm đóng BHXH, đặc biệt là lao động tự do không tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện, sẽ không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Tuy nhiên, Luật BHXH 2024 đã bổ sung chế độ hỗ trợ đối với nhóm đối tượng này.
Theo Điều 23 Luật BHXH 2024, công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu và cũng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nếu không nhận BHXH một lần và không bảo lưu mà có yêu cầu, sẽ được nhận trợ cấp hằng tháng từ chính khoản tiền đã đóng vào BHXH.
Mức trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Trợ cấp hằng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội, đồng thời có thể cao hơn nếu số tiền tích lũy đủ đảm bảo cho khoảng thời gian hưởng trợ cấp từ khi nghỉ hưu đến khi đủ điều kiện nhận trợ cấp xã hội theo quy định.
Trường hợp khoản tiền đóng BHXH chưa đủ để chi trả đến tuổi được hưởng trợ cấp xã hội (hiện là 75 tuổi, hoặc 70 tuổi với hộ nghèo, cận nghèo), người lao động có thể lựa chọn đóng một lần phần còn thiếu để tiếp tục nhận trợ cấp hằng tháng.
Đặc biệt, trong thời gian hưởng trợ cấp này, người lao động sẽ được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế, giúp đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh. Khi người hưởng trợ cấp qua đời, thân nhân sẽ được nhận trợ cấp mai táng và khoản tiền chưa lĩnh còn lại (nếu có).
Cần lưu ý, những người lao động tự do nếu chưa từng tham gia BHXH sẽ không được hưởng các quyền lợi nói trên. Trong trường hợp này, họ chỉ có thể nhận trợ cấp hưu trí xã hội khi đến 75 tuổi (hoặc 70 tuổi đối với hộ nghèo, cận nghèo). Đây là lý do người dân nên chủ động tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo có lương hưu hoặc ít nhất là chế độ trợ cấp khi về già.
![]() | "Siêu động đất" tại Myanmar có thể gây thiệt hại tới 100 tỷ USD, Việt Nam cử lực lượng cứu trợ khẩn cấp Trận động đất mạnh nhất trong vòng 100 năm tại Myanmar không chỉ gây thương vong lớn về người mà còn có thể khiến quốc ... |
![]() | Lương hưu từ 1/7: Hai phương án xét điều kiện với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Từ ngày 1/7/2025, quy định mới về lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ chính thức có hiệu lực, với nhiều thay ... |
![]() | Đề xuất mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% cho công nhân Công an từ lương hàng tháng Bộ Công an đề xuất công nhân Công an đóng bảo hiểm y tế theo tỷ lệ 4,5% tiền lương hàng tháng, trong đó Công ... |
Nguyễn Đăng