Cụ thể, theo Điều 76 Bộ luật hình sự hiện hành, pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định theo 33 tội danh ở các điều, gồm: 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300, 324.
Tại Điều 76 trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi do Bộ Công an chủ trì xây dựng vẫn giữ nguyên 33 tội danh trên và bổ sung 35 tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, gồm các tội danh tại các Điều: 150, 151, 157, 174, 207, 208, 212, 214, 215, 236, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 290, 299, 304, 305, 306, 209, 311, 323, 340, 341, 348, 349, 353, 354, 358, 359, 364 và 365.
Trong đó có các tội danh như tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi; bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhận hối lộ; khủng bố; tội tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự...
![]() |
Bộ Công an đề xuất tăng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với pháp nhân thương mại. Ảnh minh hoạ |
Dự thảo cũng đề xuất bổ sung quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại như. Cụ thể, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu này được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời gian này, pháp nhân thương mại phạm tội mới với mức cao nhất của khung hình phạt trên 500 triệu đồng, thì thời hiệu đối với tội cũ sẽ được tính lại từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt chính như phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn.