Tác động của giá dầu và giá vàng trong nền kinh tế
Dầu và vàng là hai loại hàng hóa chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, và giá cả của chúng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến các loại hàng hóa khác. Hiểu được các yếu tố tác động đến giá dầu và giá vàng giúp nhà đầu tư nắm bắt xu hướng thị trường, đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Giá vàng và giá dầu thường có mối liên hệ chặt chẽ, cùng biến động theo các yếu tố cung cầu, tỷ giá USD và tình hình địa chính trị |
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu
Giá dầu phụ thuộc vào quy luật cung – cầu và tỷ giá đồng USD. Dầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất và vận tải, nên bất kỳ sự thay đổi nào về nhu cầu hoặc nguồn cung đều ảnh hưởng đến giá dầu.
Cầu về dầu: Nhu cầu về dầu có thể tăng mạnh vào mùa đông, khi khí đốt và xăng dầu cần thiết để sưởi ấm tại các nước châu Âu. Ngược lại, khi đại dịch Covid-19 diễn ra, nhu cầu dầu giảm đột ngột do phong tỏa và hạn chế đi lại, làm giá dầu giảm xuống mức chưa từng có.
Nguồn cung dầu: Bất kỳ yếu tố nào gây gián đoạn nguồn cung, như chiến tranh, khủng bố, và chính sách kiểm soát khai thác dầu của các quốc gia, đều có thể làm giá dầu tăng. Ví dụ, căng thẳng Nga-Ukraine làm gián đoạn sản xuất dầu từ Nga, gây ảnh hưởng lớn đến thị trường quốc tế và đẩy giá dầu lên cao.
Tỷ giá đồng USD: Giá dầu thường được định giá bằng USD. Khi USD giảm, các nước xuất khẩu dầu sẽ tăng giá dầu để ổn định nguồn thu, và ngược lại, khi USD tăng, giá dầu có thể giảm để duy trì cân bằng thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng
Vàng là tài sản an toàn với tính thanh khoản cao và được xem là kênh đầu tư chống lạm phát. Giá vàng bị chi phối bởi cung – cầu, tỷ giá USD, các quỹ ETF vàng, lãi suất của ngân hàng trung ương, và tình hình kinh tế – chính trị toàn cầu.
Cung cầu trên thị trường: Sản lượng khai thác vàng giảm từ năm 2000, trong khi nhu cầu sử dụng vàng trong công nghiệp điện tử và trang sức vẫn tăng, làm giá vàng leo thang.
Quỹ giao dịch trao đổi ETF vàng: Hoạt động mua bán vàng của các quỹ ETF như SPDR Gold Shares và iShares Gold Trust có thể ảnh hưởng đến cung vàng trên thị trường và làm biến động giá. Chẳng hạn, khi SPDR bán ra 20,5 tấn vàng vào tháng 4/2008, giá vàng giảm mạnh xuống còn 900 USD/ounce.
Tỷ giá USD và lãi suất ngân hàng trung ương: Giá vàng và USD thường biến động ngược chiều. Khi lãi suất của ngân hàng trung ương giảm, nhà đầu tư có xu hướng đổ vào vàng như một kênh lưu trữ, làm giá vàng tăng. Ngược lại, khi lãi suất tăng, vàng trở nên kém hấp dẫn và giá có xu hướng giảm.
Mối liên hệ giữa giá dầu và giá vàng
Giá dầu và giá vàng có thể biến động cùng chiều hoặc ngược chiều nhau, tùy thuộc vào tình hình kinh tế và chính trị toàn cầu.
Biến động cùng chiều: Khi giá dầu tăng, chi phí sản xuất và lạm phát có thể gia tăng, dẫn đến nhu cầu vàng như tài sản trú ẩn tăng. Ví dụ, cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ đẩy giá dầu mà còn làm tăng giá vàng do lệnh trừng phạt làm gián đoạn nguồn cung vàng từ Nga. Tình trạng này gây lạm phát cao ở nhiều quốc gia, làm giá vàng tăng theo giá dầu.
Biến động ngược chiều: Trong những trường hợp giá dầu sụt giảm mạnh và lợi suất trái phiếu toàn cầu cũng giảm, ngân hàng trung ương có thể bơm tiền để kích thích kinh tế, làm nhu cầu vàng tăng. Tuy nhiên, nếu giá dầu thấp kéo dài, giảm phát có thể xảy ra và ảnh hưởng tiêu cực đến giá vàng.
Cả giá dầu và giá vàng đều được định giá bằng USD và có xu hướng biến động ngược chiều với đồng USD. Khi USD giảm giá, cả giá dầu và giá vàng có thể tăng lên.
Giá vàng có thể đạt đỉnh 3.000 USD, rủi ro đang rình rập và lời khuyên không “bỏ trứng vào một giỏ” Giá vàng trong nước tăng nóng theo đà thế giới, nhưng TS. Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo rủi ro đầu tư vào vàng trong bối ... |
Giá vàng tăng nóng, chuyên gia cảnh báo, cơ quan quản lý nhập cuộc Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, duy trì ở mức 89 triệu đồng/lượng do nhu cầu trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, chuyên ... |
Triển vọng của cổ phiếu dầu khí năm 2025: Đâu là những cái tên sáng giá nhất? Triển vọng cổ phiếu dầu khí năm 2024-2025 được đánh giá tích cực nhờ các dự án thăm dò, khai thác mới và sự phục ... |
Nguyễn Thanh