Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Điện Mê Ca Vneco (UPCoM: VES) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) để giải trình về việc cổ phiếu VES tăng trần liên tiếp 5 phiên, dù đang trong diện hạn chế giao dịch.
Ảnh minh họa |
Theo báo cáo, cổ phiếu VES đã tăng trần trong 5 phiên giao dịch vào các ngày 20/12, 27/12/2024 và 03/01, 10/01, 17/01/2025. Đây là các ngày giao dịch thứ 6 hàng tuần, theo quy định hạn chế giao dịch áp dụng cho cổ phiếu này từ tháng 3/2024.
Về phía văn bản giải trình, nội dung tỏ ra khá "văn mẫu" như nhiều trường hợp giải trình khác. VES cho biết giá cổ phiếu tăng trần liên tục do diễn biến cung cầu thị trường chứng khoán và “Công ty không thực hiện bất kỳ hoạt động nào nhằm mục đích can thiệp gây biến động giá cổ phiếu”.
Về phía văn bản giải trình, nội dung tỏ ra khá "văn mẫu" như nhiều trường hợp giải trình khác |
Cổ phiếu VES bị hạn chế giao dịch do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023. Theo đơn vị kiểm toán AAC, các báo cáo tài chính của VES tồn tại nhiều khoản nợ chưa được đối chiếu, xác nhận, hoặc thiếu bằng chứng để đánh giá tính minh bạch.
Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2023, một số khoản nợ phải thu (18,5 tỷ đồng) và nợ phải trả (956 triệu đồng) không có tài liệu xác nhận, gây khó khăn trong việc kiểm toán. Bên cạnh đó, khoản nợ phải trả 927 triệu đồng không có chi tiết về đối tượng nợ, khiến kiểm toán không thể xác nhận tính hiện hữu của khoản mục này.
Những vấn đề này không phải mới, khi từ năm 2016, kiểm toán AAC đã không đưa ra ý kiến về khoản nợ gần 18 tỷ đồng liên quan đến Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam, cũng như nhiều khoản chi phí và khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) trong báo cáo tài chính của VES.
Về phía VES, doanh nghiệp này cho biết đã cung cấp đầy đủ tài liệu, sổ sách kế toán và thông tin liên quan cho đơn vị kiểm toán. Công ty khẳng định tất cả giao dịch đều được phản ánh trong báo cáo tài chính, không phát hiện bất kỳ trường hợp gian lận hoặc vi phạm quy định pháp luật nào ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán AAC vẫn giữ nguyên quan điểm từ chối đưa ra ý kiến do thiếu các bằng chứng xác minh độc lập.
Về hoạt động kinh doanh, từ năm 2017 đến nay, VES gần như không có nguồn thu đáng kể, doanh thu hàng năm chỉ vài trăm triệu đồng. Giai đoạn 2020-2021, công ty ghi nhận lãi mỏng dưới 200 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2023, mục tiêu thoát lỗ tiếp tục không đạt được. Doanh thu của VES năm 2023 chỉ đạt 730 triệu đồng, trong khi lỗ sau thuế là 101 triệu đồng, tăng so với mức lỗ 74 triệu đồng của năm 2022.
Lỗ lũy kế của công ty hiện lên tới gần 80 tỷ đồng, trong khi nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản lưu động hơn 2 tỷ đồng. Những số liệu này đã khiến kiểm toán đặt nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Với tình hình tài chính bấp bênh, lợi nhuận không khả quan và nhiều vấn đề liên quan đến minh bạch tài chính, cổ phiếu VES đang chịu nhiều áp lực. Mặc dù giá cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian ngắn, doanh nghiệp vẫn đối mặt với các rủi ro về quản trị, khả năng thanh khoản và sự tin tưởng từ phía nhà đầu tư.
Bí quyết chọn cổ phiếu theo vốn hóa thị trường, chiến lược đầu tư dựa trên quy mô doanh nghiệp Vốn hóa thị trường là một yếu tố quan trọng trong việc phân loại cổ phiếu của các công ty, giúp nhà đầu tư xác ... |
Chứng khoán với thanh khoản thấp trước Tết có đáng lo ngại? VN-Index dao động trong kênh giá 1.220–1.300 điểm với thanh khoản thấp trước Tết. Chuyên gia Chứng khoán VPBankS khuyến nghị nhà đầu tư kiên ... |
Diễn biến mới nhất thương vụ chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ của Kinh Bắc Kinh Bắc vừa công bố kế hoạch chào bán riêng lẻ 250 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động 6.250 tỷ đồng để tái cơ ... |
Nguyên Nam