Kết thúc quý 2/2023, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, Mã: CTG) đạt 17,7 nghìn tỷ (tăng 11,5% so với cùng kỳ) nhờ thu nhập lãi thuần (NIM) đạt 12,7 nghìn tỷ (tăng 6,6% so với cùng kỳ) kết hợp với thu nhập ngoài lãi tăng trưởng cao đạt 5 nghìn tỷ (tăng 26% so với cùng kỳ).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 34,8 nghìn tỷ (tăng 15,9% so với cùng kỳ) và 12,5 nghìn tỷ (tăng 8% so với cùng kỳ), hoàn thành khoảng 54% kế hoạch lợi nhuận năm 2023 của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1,27% so với 1,28% vào quý 1/2023. Nợ nhóm 2 đồng thời giảm so với quý trước đạt 2,59%. CTG cũng đã thực hiện trích lập dự phòng 6,4 nghìn tỷ trong quý 2 (tăng 10% so với cùng kỳ và giảm 4% so với quý trước). Từ đó, bộ đệm dự phòng của CTG cũng được duy trì so với quý 1 đạt 168,9%.
Cho 6 tháng cuối năm, thu nhập lãi thuần ước tăng trưởng 12% so với nửa đầu năm (và tăng 10% so với cùng kỳ) là động lực tăng trưởng cho thu nhập hoạt động. Trong kịch bản thận trọng, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng chi phí dự phòng sẽ được ngân hàng kiểm soát nửa đầu năm ở mức 12 nghìn tỷ.
Từ đó, lợi nhuận trước thuế nửa cuối năm ước tính 12,1 nghìn tỷ, tăng 28% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm, thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 71,1 nghìn tỷ (tăng 10,9% so với cùng kỳ) và 24,7 nghìn tỷ (tăng 18% so với cùng kỳ). LNST và EPS tương ứng dự báo là 19,8 nghìn tỷ và 3.632 đồng.
VDSC cho biết, CTG đang được giao dịch ở mức P/B 1,2, là mức chiết khấu 12% so với bình quân 5 năm là 1,34 và định giá hấp dẫn so với mức PB của các NHTM có vốn nhà nước khác. Do vậy, tại mức giá mục tiêu 34.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/B fwd 2023 là 1,12. VDSC khuyến nghị mua cổ phiếu CTG cho mục tiêu nắm giữ trung - dài hạn.
Diễn biến giá cổ phiếu CTG từ đầu năm 2023 đến nay |
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) tăng vốn điều lệ thêm gần 5.643 tỷ đồng, theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức tiền mặt năm 2020.
Cụ thể, phương án tăng vốn này đã được HĐQT phê duyệt vào cuối tháng 8. Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành gần 564,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 11,7415% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 117 cổ phiếu mới).
Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ VietinBank sẽ tăng thêm gần 5.643 tỷ đồng, từ 48.057 tỷ đồng lên hơn 53.700 tỷ đồng. Thời gian phát hành dự kiến là trong quý 3 – quý 4/2023.
Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của VietinBank cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 48.057 tỷ đồng lên 53.700 tỷ đồng nhưng chưa được hoàn tất. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận còn lại năm 2020.
Ngoài kế hoạch tăng vốn này, VietinBank còn có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2016. Cụ thể, ngân hàng sẽ dùng 12.330 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu, khối lượng phát hành hơn 1,2 tỷ đơn vị. Vốn điều lệ dự kiến sau khi phát hành thành công là 66.030 tỷ đồng.
Kỳ vọng lợi nhuận dần cải thiện, VDSC khuyến nghị tích lũy cổ phiếu Nam Long (NLG) Trước những khó khăn hiện tại trên thị trường BĐS, nhóm phân tích dự báo kết quả kinh doanh của NLG có thể chứng lại ... |
Xung đột Israel - Hamas đẩy giá dầu thô tăng lên, nhóm cổ phiếu "nhà P" kỳ vọng hưởng lợi Bên cạnh xung đột Nga - Ukraine kéo dài từ năm 2022 đến nay, cuộc xung đột địa chính trị giữa Israel và nhóm vũ ... |
Áp dụng thành thạo lãi kép, kiếm tiền từ chứng khoán mang đến siêu lợi nhuận Mặc dù chỉ mới tham gia thị trường chứng khoán trong một vài năm trở lại đây tuy nhiên, nhờ áp dụng thành thạo lãi ... |
Nhật Hải